Cảm nhận sách Cây Olive Màu Trắng
Cây Olive Màu Trắng là một cuốn truyện hay và mang màu sắc vô cùng mới mẻ trong những câu truyện ngôn tình Trung Quốc đã có trước đó. Đó là chuyện chiến tranh ở vùng Trung Đông xa xôi, là chuyện tình yêu cảm động của chàng quân nhân trẻ và cô gái phóng viên. Cuốn truyện nhẹ nhàng, sâu sắc, đi vào lòng người. Cách tác giả chọn đề tài cũng rất hay và gần gũi, để giúp độc giả nhận ra được sự tàn ác, những đớn đau về thể xác lẫn tinh thần của những người sống sót khi trở về.
Chiến tranh là điều mà không ai muốn nó diễn ra, trong bất cứ thời đại nào thì chiến tranh giống như kẻ thù ác của nhân loại. Nó đã cướp đi rất nhiều mạng sống và làm thiệt hại không biết bao nhiêu của cải vật chất. Một cuộc chiến khi nổ ra sẽ có kẻ chiến thắng, người thất bại thế nhưng dù cho kết quả có như thế nào thì những mất mát đã xảy ra giống như một nỗi đau chẳng thể quên với người ở lại.
Thế giới có 7 tỷ người, gặp được nhau chính là một loại duyên phận
Trong bối cảnh chiến tranh khắc nghiệt ấy chẳng ai nghĩ được gì về hai chữ duyên phận, cũng giống như những cặp tình nhân khác cách mà cô gặp anh cũng vô cùng đặc biệt. Thế nhưng trong ký ức của Tống Nhiễm ngày cô gặp định mệnh của đời mình lại là một ngày bình thường.
Hình tượng nam chính Lý Toản được tác giả xây dựng rất gần gũi, là một người quân nhân nhưng nếu không mặc quần phục thì có lẽ chẳng ai nhận ra anh. Đó là một người rất bình thường mà ở đâu chúng ta cũng có thể gặp, vô tình gặp ở ngoài đường hay trong quán ăn,… thế nhưng không ai hay biết rằng họ chính là người chiến sĩ dũng cảm cầm súng chiến đấu. Hay hình tượng của cô phóng viên tâm huyết với nghề Tống Nhiễm, không giống như những chiến sĩ cầm súng trên vai, cô dùng chính ngòi bút của mình để phản ánh sự chân thật của chiến tranh. Cô có thể liều mình để chụp các bức ảnh quý giá dùng đó làm tư liệu.
Cái hay và sâu sắc của Cây Olive Màu Trắng đó là tác giả không chỉ tập trung vào những cảnh tượng máu me nơi chiến trường mà sau đó cuộc sống của những người sống sót trở về. Khi không còn quân địch, không còn nghe thấy tiếng súng hay những tiếng khóc than thì cuộc chiến nội tâm bắt đầu. Nó diễn ra hàng ngày, đó là khi nhắm mắt đi ngủ nhưng vẫn thấy nó cả trong mơ.
Trầm cảm, hội chứng lo âu,… và cả những buổi trị liệu hậu chấn thương tâm lý sau chiến tranh đó là một trong những vết thương tinh thần vô cùng lớn. Mặc dù chiến tranh ngoài kia đã kết thúc, bom đạn đã ngừng bay nhưng thế giới bên trong của con người lại kiệt quệ đến đáng sợ.
Khi trở về từ chiến tranh Lý Toản cũng đã phải chống lại những chấn thương tâm lý đáng sợ ấy, anh rất cần một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Khi thế giới trước mắt như vụn vỡ thì may mắn anh có Tống Nhiễm ở bên cạnh, làm bờ vai giúp anh dựa vào. Cô cũng có những nỗi lo riêng của mình thế nhưng khi ở bên cạnh anh, cô lại thấy mọi thứ bình yên đến lạ. Hai con người tưởng chừng như hai đường thẳng giao nhau vậy mà lại trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhau.
Lời kết
Cây Olive Màu Trắng với nhiều cảm xúc từ căng thẳng, dồn dập rồi sâu lắng, nhẹ nhàng và cảm động. Cuốn truyện để lại trong lòng bạn đọc một thứ tình yêu thật đẹp, thật vĩ đại.
Cảm ơn mọi người đã đọc hết bài review của mình. Hy vọng rằng những chia sẻ của mình có thể giúp ích các bạn trong việc lựa chọn cuốn sách phù hợp với bản thân. Chúc các bạn đọc sách vui vẻ. Thân!
Review bởi Dương Hạnh
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay
Tuổi thơ dữ dội – Cuốn tiểu thuyết xuất sắc của nền văn học Việt Nam
“Tuổi thơ dữ dội” – tác phẩm tiểu thuyết tái hiện lịch sử vẻ vang của nhân dân Việt Nam trong…
Review sách Điều tôi muốn nghe nhất dẫu cho tôi giả vờ ổn
“Điều tôi muốn nghe nhất, dẫu cho tôi giả vờ ổn” là cuốn tản văn nhẹ nhàng, sâu lắng nó đưa…
Review sách Đã qua rồi chẳng vãn hồi chỉ cần bước tiếp thôi
Đã qua chẳng vãn hồi chỉ cần bước tiếp thôi là cuốn tản văn nhẹ nhàng, mang nhiều năng lượng tích…
Review tiểu thuyết Nỗi Buồn Chiến Tranh – Tác phẩm kinh điển của dòng văn chiến tranh
Nỗi Buồn Chiến Tranh là một trong những cuốn tiểu thuyết mang đến cho người đọc nhiều cung bậc cảm…
Review sách Tớ muốn ăn tụy của cậu
Tớ muốn ăn tụy của cậu – một cuốn truyện sâu sắc từ tựa đề cho đến nội dung, hãy tận hưởng…
Review sách Hiện tại kiên trì, tương lai kiên cố
“Hiện tại kiên trì tương lai kiên cố” truyền đến bạn những năng lượng tích cực để bản thân…
Tiếng chim hót trong bụi mận gai – Giá trị tình yêu và cuộc sống
Tác phẩm “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” đem lại giá trị quý báu nào của cuộc sống này tới…
Review sách Bỉ vỏ – Nguyên Hồng
Tác phẩm Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng là một bức tranh xã hội sinh động về thân phận “những…
Review sách Hai vạn dặm dưới đáy biển
“Hai vạn dặm dưới đáy biển” là một cuốn tiểu thuyết giả tưởng hiện đại nổi tiếng của tác…
Review sách Những tấm lòng cao cả – Edmondo De Amicis
“Những tấm lòng cao cả” là một cuốn tiểu thuyết của nhà văn người Ý – Edmondo De Amicis. Cuốn tiểu…
Review sách Rất thích, rất thích em – Vãn Tình
“Rất thích, rất thích em” chắc chắn là một cuốn truyện ngôn tình “thanh xuân vườn trường” mà…
Review sách Cây Olive màu trắng – Cửu Nguyệt Hi
“Cây Olive Màu Trắng” một chuyện tình yêu lãng mạn, ngọt ngào và minh chứng về hai chữ duyên phận…
Review sách Vẫn là mùa hạ nhưng không còn chúng ta – Hiên
Vẫn là mùa hạ, nhưng không còn chúng ta. Nhưng mong chúng ta bây giờ là chúng ta của trưởng thành, biết…
Review Quên một người là chuyện của thời gian – A Tòn
Thanh xuân như một tách cà phê phin, từng phút lại có giọt rơi xuống ly, nhưng cuối cùng ta lại được…
Xem nhiều nhất
“Người chưa từng thấy sẽ lớn tiếng bảo: Trên đời này không thể nào có cây olive trắng!
Chỉ có anh và cô biết, cây olive trắng thật sự tồn tại. Bởi hôm ấy họ đã cùng ngắm nhìn với nhau.
Cây olive trắng dưới bầu trời sa mạc xanh trong, còn họ ở bên nhau, chứng minh rằng mọi chuyện không phải một giấc mộng” – Cửu Nguyệt Hi.
Cây Olive Màu Trắng của tác giả Cửu Nguyệt Hi, một cây bút nổi danh về tiểu thuyết Trung Quốc, đặc biệt là ngôn tình. Chắc hẳn ai cũng từng một lần nghe qua hoặc đọc các tác phẩm như: Archimedes thân yêu, Freud thân yêu, hoặc Thời niên thiếu tươi đẹp ấy được chuyển thành bộ phim nổi tiếng Em của thời niên thiếu. Theo như lời bộc bạch của Cửu Nguyệt Hi, bản đầu tay của tiểu thuyết không hoàn toàn là tác phẩm bây giờ, chính vì muốn mang đến một sự chân thực, giản dị về cuộc sống thời chinh chiến, một sự bình phàm không hoa mỹ, đó là lý do hai nhân vật được xây dựng rất đỗi bình thường, họ cũng có ước mơ muốn thực hiện, là những con người bình thường, gặp gỡ sau đó yêu nhau cuối cùng là mong cầu sự bình yên khi về già.
Đây là cuốn tiểu thuyết không kém cạnh với các tác phẩm trước, không chỉ đề cập về bối cảnh thời chiến tranh loạn lạc mà còn bao gồm cả ước mơ, hoài bão, cầu mong về một ngày bình an không còn xa. Trong cảnh bom đạn việc sống sót đã là một điều may mắn nhưng tình yêu giữa cô phóng viên Tống Nhiễm và chàng quân nhân Lý Toản được ví như cây olive, mang một màu trắng đơn thuần, tinh khiết, sừng sững chống chọi, bất chấp mà tồn tại.
Gặp nhau giữa bảy tỷ người, cũng là duyên phận
Duyên phận của anh và cô cũng như bao cặp đôi khác, duy chỉ có bối cảnh tàn khốc của chiến tranh là đặc biệt, Tống Nhiễm cũng nhớ rằng: “Cô gặp anh vào một ngày bình thường, tiết trời oi bức nóng nực, khi ấy cô chỉ coi đó là một ngày rất bình thường trong cuộc đời mình”.
Khi bắt đầu đọc quyển tiểu thuyết đến đoạn chiến tranh nhen nhóm bắt đầu, cũng là lúc sự đồng cảm trong nội tâm mỗi người dần thể hiện ngày một rõ hơn, chỉ là những con chữ viết trên mặt giấy nhưng cũng khiến độc giả lắng lo chẳng biết cả hai sẽ sống sót như thế nào, tình yêu của cặp đôi này liệu có đi đến cuối cùng hay không, vì đạn có thể lạc bất cứ khi nào, và người quân nhân cũng chỉ là một người thường:“ Người ta thường bảo quân nhân là anh hùng thép, nhưng họ nào phải sắt thép thật. Đạn sẽ xuyên qua lồng ngực họ, lửa cũng sẽ thiêu cháy khuôn mặt họ. Vô số thân xác máu thịt trẻ tuổi hứng lấy mưa bom bão đạn để tiến lên. Câu giành lại lãnh thổ chẳng qua là dựa vào họ từng bước tiến về phía trước, dấn lên bằng thân thể, đo đạc bằng bước chân, cố thủ từng tấc đất”.
Chắc hẳn, nghĩa vụ của một người lính sẽ được đặt lên bàn cân giữa người mình yêu hay đất nước đang chờ. Nhưng riêng tiểu thuyết này, có lẽ độc giả sẽ không tìm được một sự so sánh nào, vì chiến tranh quá tàn khốc, vì ước mơ của Lý Toản quá lớn, vì tình yêu, thấu hiểu và sự cảm thông của cả hai người luôn được khắc hoạ xen kẽ, vẽ nên thời kỳ chinh chiến rõ nét bi thương nhưng cũng không kém phần đẹp đẽ. Không phải chia xa là khi một người ở lại một người ra chiến trường, điều đặc biệt của tác phẩm là chính vì cả hai đã nắm tay ở bên nhau từng giây, từng khắc trong chiến tranh.
Nhưng chắc chắn, số phận con người nhỏ bé như hạt cát sẽ bất lực trước rào cản, trước hoàn cảnh không cho phép họ tiếp tục bước cùng với nhau, khoảng thời gian đọc đến những chương này, mình cũng không thể giữ được tâm tư mà rơi lệ, thật sự rất đau lòng, làm sao thấu được cảnh anh bất lực khi biết người mình yêu một mình chịu đựng cú sốc lớn, tấm thân mỏng manh nhỏ bé ấy đã kiên cường, mạnh mẽ rồi chợt oà khóc như đứa trẻ khi anh trở về. Lý toản, một người dù cứng rắn đến đâu cũng sẽ đau lòng, tâm can như bị giày xéo : “Anh xin lỗi, biết rõ nguy hiểm nhưng anh vẫn đi, biết rõ em có thể đoán được anh lừa em nhưng anh vẫn làm, biết rõ có thể sẽ chết nhưng vẫn cố chui đầu vào. Nhiễm Nhiễm… Trên đời này, người khiến anh cảm thấy có lỗi nhất chính là em”.
“Thừa biết sẽ đem lại đau khổ cho em nhưng anh vẫn yêu em, vẫn muốn ở bên em”
Trong thời chiến, liệu có bao nhiêu cặp đôi sẽ đi đến cuối cùng và phải chăng tình yêu là ủng hộ, là tin tưởng nhau?
Lý Toản từ nhỏ đã có ước mơ trở thành quân nhân, Tống Nhiễm cũng không ngoại lệ, và điều mà tác giả muốn tâm sự qua Cây Olive Màu Trắng này, chắc chắn không bàn về chiến tranh, mà là trong chiến tranh hai nhân vật đã chọn thực hiện những gì. Và họ vẫn chọn cách yêu trọn vẹn nhất, dũng cảm chiến đấu, kiên định vì người trong lòng cũng không vì thế mà từ bỏ tâm niệm, hai người như hai con cá đơn độc tìm được nhau, ở bên nhau mà thôi. Tống Nhiễm vẫn đứng phía sau ủng hộ, luôn cầu mong sự bình an sẽ đến với anh. Lý Toản ra trận cũng vì mục đích duy nhất là nhanh chóng trở về.
“Ở thời đại hoà bình này, chiến tranh đã để lại trên người họ dấu vết sâu hoắm, xấu xí và thầm kín không thể cho ai biết. Người ngoài nhìn thấy, hoặc sẽ âm thầm đánh giá vì mới mẻ, hoặc chẳng buồn đếm xỉa. Họ không thấy được nỗi đau như rút gân khắc cốt dưới vết sẹo ấy. Họ không biết trông nó có thể đã lành, nhưng vào những ngày mưa dầm lại khiến người ta đau đến không muốn sống”.
Đúng vậy, người ta không biết và mãi mãi cũng không thể biết nỗi đau sau chiến tranh không chỉ cơ thể bị giày vò, đau đớn như muốn chết đi, người mất được khắc tên vào bia đá như thể đã hoàn thành nghĩa vụ còn những người may mắn sống sót sau chiến tranh lại đau đớn khôn nguôi, thậm chí là bị người đời quên lãng, cô độc giữa địa ngục nhân gian khi cái bóng ma tâm lý vây lấy họ, lửa chiến tranh bốc cháy trên phố, khói súng, máu có mặt ở khắp nơi, những xác chết bị bom nổ…. như hiện về mỗi đêm trong giấc mộng. Mình vẫn nhớ như in câu: “Những người lính chinh chiến nơi sa trường trở về đất nước yên bình, mọi người cười vui rôm rả, không ai nghe thấy tiếng đạn bom trong tâm trí họ”.
Đọc thêm review sách :
- TÔI ĐÃ YÊU NGƯỜI ÂM THẦM NHƯ THẾ – Tình đơn phương chưa bao giờ sai trái
- Có Ai Ở Đó Không? – Một Nỗi Lòng Riêng, Cần Ai Đó Lắng Nghe
- Người Trong Gương – Giữa Thực Tại Và Ảo Mộng, Người Đàn Ông Trong Gương Đó Là Ai?
- TẠM BIỆT TÔI CỦA NHIỀU NĂM VỀ TRƯỚC – Lời tâm sự lấp đầy tâm hồn đang gợn sóng
Hơn nữa, với một người quân nhân như Lý Toản, anh tự trách mình không mạnh mẽ hơn nữa, không thể cho Tống Nhiễm cuộc đời như mong ước, tác giả khắc từng câu chữ như cái cách con dao ghì trên xác thịt, máu tươi cứ chảy mãi đến độ con người ta không biết đau đớn rốt cuộc là gì nữa.
Nếu thời gian có thể quay trở lại, nếu anh và em có thể gặp được nhau lần nữa
Ngay sau khi khép lại quyển tiểu thuyết này, chúng ta đều cảm nhận được nỗi bi thương đượm buồn đó, duy nhất điều khiến cả hai cố gắng đến bây giờ là tia hy vọng về tình yêu của họ: “sau khi trở về, chúng ta kết hôn nhé”.
Độc giả nghĩ rằng đây sẽ là kết thúc mở hay hạnh phúc? cho đến những giây phút cuối cùng có phần ngắn ngủi đó, hẳn ai cũng có riêng cho mình nỗi niềm nhất định, người đời nghĩ rằng thật bất công nhưng với hai nhân vật họ đã chấp nhận số phận, ở cuối đoạn đường của họ là những giây phút không rời xa. Xúc động nhất có lẽ chính là cảnh Lý Toản nằm trên giường bệnh nhận lấy nụ cười xinh xắn của Tống Nhiễm, anh cũng mong ước rằng nếu có thể, anh vẫn sẽ là Lý Toản và vẫn yêu Tống Nhiễm lần nữa.
Có độc giả cũng cho rằng, một đời an yên quá ngắn ngủi với họ dẫn đến nuối tiếc trong lòng. Nhưng chúng ta phải gật đầu đồng ý một điều cả hai đã nắm tay nhau từ thời khói đạn, gặp gỡ, yêu và ở bên nhau, cho đến đoạn đường cuối cùng của sau này, A toản con đã kể lại: “bố mẹ như tạo một khoảng trời riêng cho nhau, không ai thấu hiểu cũng không ai chen vào được, nội tâm của họ như hoà làm một”…
Quyển tiểu thuyết Cây Olive Màu Trắng có lẽ không dành cho người đang tìm kiếm tình yêu đời thường mơ mộng, nhưng lại dành cho những con người đơn độc, có thể cảm nhận từng ngóc ngách mạch xúc cảm của nhân vật rồi đau lòng như nỗi đau của họ, chắc chắn sẽ vấn vương, dư âm mãi đến sau này. Mình xin mượn lời của tác giả Cửu Nguyệt Hi, khép lại hành trình:
“A Toản, Nhiễm Nhiễm, tôi từng đi đến rất nhiều nơi, gặp gỡ vô số người, duy chỉ có tâm hồn của hai người vẫn là điều dịu dàng nhất. Gặp được hai bạn, là may mắn vô vàn của tôi”.
END.
Thể loại: Hiện đại, quân nhân lực lượng đặc biệt và nữ phóng viên chiến trường, nam ôn hòa – nữ dịu dàng, nội tâm kiên cường, lý tưởng vững vàng, thâm tình sâu sắc, viết về sự tàn khốc của chiến tranh và cuộc sống sau khi trở về.
Độ dài: 69 chương (2 tập)
Tình trạng: Hoàn – đã xuất bản.
Đơn vị phát hành: Vanvietbooks’ Page
Có một tài liệu nào đó đã viết rằng, trong một cuộc thi giành quyền bảo vệ thành phố Attica cổ ở Hy Lạp, người chiến thắng là nữ thần Athena đã dùng cây giáo của mình để tạo ra cành olive, với mong muốn mang đến sự màu mỡ và bình an. Từ đó, cây olive được tượng trưng cho an bình và thịnh vượng.
Nhưng dòng sông lịch sử bằng một cách chân thực nhất, cũng nói cho nhân loại biết rằng, muốn có hòa bình và thịnh vượng, nhất định phải trải qua chiến tranh, giữa cái cũ và cái mới, giữa bảo thủ và tiến bộ, giữa thiện và ác.
Thế giới này, khi bạn sống trong yên ổn và hòa bình, không có nghĩa là những nơi khác cũng như vậy. Họ vẫn đang hằng ngày hằng giờ đấu tranh để sinh tồn, hay chỉ đơn giản chỉ là cố gắng sống để chờ đợi một cuộc đời tươi sáng hơn.
Làm sao chúng ta biết được nỗi đau của họ?
Làm sao để giúp đỡ họ?
Chính là nhờ những người như Lý Toản và Tống Nhiễm.
Lý Toản thuộc lực lượng đặc biệt được cử đến hỗ trợ quân đội nước D chống lại quân p.hản c.hính phủ và bọn khủng bố. Tống Nhiễm là phóng viên chiến trường, ghi lại những khoảnh khắc đó để truyền tin tức đến khắp nơi trên thế giới, để mọi người biết rằng còn có một đất nước đang cần giúp đỡ như vậy.
Tỷ lệ gặp gỡ giữa hai người trên hành tinh này là một phần bảy tỷ, tỷ lệ để lưu lại ấn tượng về nhau có lẽ còn thấp hơn như vậy nữa. Nhưng họ chỉ cần 5 giây đồng hồ.
5 giây, chỉ hơn thời gian chờ đợi đèn vàng chuyển sang đỏ một chút xíu, nhưng cũng có thể mãi mãi không thể chạm tới chiếc huy chương vàng danh giá trong một cuộc thi.
5 giây, không đủ để quay đầu khi lướt qua nhau trên phố, nhưng cũng có thể cứu được một mạng người.
Lý Toản đã cứu Tống Nhiễm như vậy đấy. Giữa chiến trường đầy mưa bom bão đạn, anh đã cứu một phóng viên, cũng cứu lấy lý tưởng của một cô gái, cũng cứu lấy lý tưởng của chính mình, chỉ là điều đó sau này anh mới biết.
Hết thời hạn biệt phái, Tống Nhiễm quay lại thành phố hòa bình phồn hoa, nhưng ánh mắt của người lính dũng cảm kia mãi vẫn không thể ra khỏi tâm trí cô. Có quan tâm nhất định sẽ tìm kiếm, cuối cùng cô cũng có được tin tức của anh. Thì ra anh thuộc lực lượng quân đội thành phố ngay bên cạnh cô thôi, rất gần.
Nhưng biết rồi thì có thể làm sao? Chẳng làm sao cả, mình có ý chắc gì người ta đã có tình? Tống Nhiễm rất nặng lòng, nhưng cũng không cố chấp đến vậy.
Vì hiểu lầm tình trạng độc thân của anh, cô lại một lần nữa xung phong đến nước D. Chỉ là không ngờ, duyên phận sẽ không vì sự bỏ cuộc của cô mà đứt đoạn, họ gặp lại nhau.
Lý Toản ban đầu cảm thấy có chút lạ, vì sao cô gái này lại thay đổi thái độ với anh? Nhưng là một người lính trên chiến trường, nhiệm vụ vẫn quan trọng hơn tất thảy, may sao Tống Nhiễm cũng cảm thấy vậy. Cô cố gắng dằn những cảm xúc ngổn ngang trong lòng mình xuống, phối hợp với anh hoàn thành nhiệm vụ.
Chính vì những va chạm hết sức đời thường như vậy, hai trái tim lần nữa đến gần nhau hơn. Cho đến lúc, cô xác định được mình đã hiểu lầm, trái tim lại lần nữa thổn thức mạnh mẽ vì anh. Trùng hợp thay, cả anh cũng vậy.
Nhưng trước khi họ kịp nhận ra tình cảm của đối phương, biến cố ập đến.
Họ đều trở về nhà, nhưng là với một sự hoang mang về lý tưởng.
Thì ra, không chỉ nơi có tiếng s.úng rền vang mới là chiến trường.
Thì ra, không chỉ có s.úng ống đạn dược mới gây ra tổn thương cho người khác.
Tống Nhiễm vì một bức ảnh đoạt giải thưởng mà bị chỉ trích là kiếm tiền bằng sự khổ nạn của người khác.
Lý Toản vì một quyết định trong lúc cấp bách mà không thể tha thứ cho bản thân.
Họ đều lạc lối trong lý tưởng ban đầu. Một người trầm cảm, một người ám ảnh tâm lý.
Mẹ cô từng nói, cô và Lý Toản là hai con người thuần khiết và thiện lương hiếm có còn sót lại, chính vì như vậy, họ giống như hai hòn đảo cô đơn lạc lõng giữa dòng đời này. Cuối cùng, hai con người lạc lõng ấy, đi ngược lại dòng đời mà gặp được nhau.
Họ đều từ nơi đó trở về, hiểu được tiếng lòng của nhau, có thể san sẻ nỗi đau cho nhau. Cuối cùng,
“Nhiễm Nhiễm, anh thật sự thích em.”
“Em cũng vậy.”
Rất nhẹ nhàng và cũng rất nhanh chóng. Hôm qua thổ lộ, hôm nay về gặp bố, hôm sau ở cùng nhau. Có thể bạn thấy nhanh, nhưng thực tế không phải vậy.
Từng đứng giữa lằn ranh của sự sống và cái chết, hơn ai hết họ quý trọng những giây phút yên bình bên nhau, không muốn lãng phí bất kỳ khoảng thời gian nào. Họ lặng lẽ ở bên nhau như vậy. Nhưng mà, nỗi ám ảnh trong lòng cần phải được cởi bỏ.
Lý Toản muốn trở lại nước D, muốn chính mình giải quyết nỗi ám ảnh trong lòng và quay về toàn tâm toàn ý với Tống Nhiễm.
Nhưng cách làm của anh lại là một cách vô cùng mạo hiểm, thế nên trước khi rời đi, giữa hai người đặt ba dấu chấm. Tống Nhiễm vừa đau lòng vừa xót xa, giận dỗi với anh, nhưng rồi cũng không thể chiến thắng sự nhung nhớ da diết. Cuối cùng, cô cũng quay lại nơi đó. Vì công việc, cũng là vì anh.
Lần này gặp lại nơi chiến trường, mọi thứ đã được đẩy lên đỉnh điểm. Mặt trận, sống chết và cả tình yêu. Họ thăng hoa cảm xúc sau những lần an toàn hoàn thành nhiệm vụ. Họ bắt đầu mơ ước về một cuộc sống sau khi trở về.
Thế nhưng, điều đó cũng giống như cây olive màu trắng mà họ đã từng nhìn thấy vậy. Chỉ là ảo ảnh.
chiến tranh của đất nước đó đã dừng lại, tôi cũng muốn dừng lại. Tôi muốn mọi chuyện chấm dứt ở giây phút họ trở về từ cõi chết, ở thời khắc Tống Nhiễm không từ bỏ hy vọng, tìm được Lý Toản điên loạn trên đường phố. Tôi muốn mọi chuyện kết thúc vào lúc Tống Nhiễm đưa Lý Toản quay về nhà với câu nói “A Toản, không sao cả. chiến tranh kết thúc rồi.”
Thế nhưng, mọi chuyện là không thể. chiến tranh kết thúc, người hy sinh được vinh danh, vậy người còn sống trở về thì sao? Họ mang trên người vết tích của từng trận chiến, mang trong đầu nỗi ám ảnh về cái chết của chiến hữu, của những người mà mình yêu thương, mãi không thể hồi phục.
Con người có thiện ác, xã hội có trắng đen. Nhưng Tống Nhiễm và Lý Toản dùng trái tim không một vết xước của mình, bao dung đối phương.
Nước D lấy đi của họ tuổi trẻ, nhiệt huyết và thân thể khỏe mạnh. Nhưng họ không hối hận. Họ luôn tin rằng, cây olive màu trắng mà họ nhìn thấy không phải là ảo ảnh, mà là một giấc mơ, giấc mơ một đời bình an.
Viết về chiến tranh không bao giờ là đề tài nhẹ nhàng, nhưng nếu không có ai viết, thì ai có thể hiểu được nỗi đau của những người lính? Ai có thể hiểu được nỗi ám ảnh của người sống sót? Ai có thể hiểu được tình yêu sâu sắc nở hoa giữa bom đạn?
A Toản, nếu có kiếp sau, em chỉ muốn làm một con chim sẻ, không bay về phương Nam, chỉ ở mãi trên một đỉnh núi.
Vậy thì anh sẽ là cây cổ thụ trên đỉnh núi đó.
Nhiễm Nhiễm, anh không nợ nước, cũng không nợ nhà, nhưng lại nợ em.
A Toản, anh vất vả rồi.
Đợi em, chúng ta sẽ cùng đi.
Con của họ, là Lý Tống Chi và Lý Tự Chi, một trai một gái. Hãy dành chút thời gian để đọc tâm sự của họ viết về bố Lý Toản và mẹ Tống Nhiễm, bạn nhé?
___
” “: Trích từ truyện.
Review by #Lâm Thái Y – fb/ReviewNgonTinh0105
Dựng mockup: #Họa Gian Phi
*Hình ảnh minh họa là bìa sách xuất bản.
Review sách Cây Olive màu trắng – Cửu Nguyệt Hi
“Cây Olive Màu Trắng” một chuyện tình yêu lãng mạn, ngọt ngào và minh chứng về hai chữ duyên phận khiến cho con người ta phải cảm động. Trên một mảnh đất bị bạc màu vì những thứ bom đạn có một chàng trai cho cô gái nhìn thấy cây olive màu trắng. Đó không chỉ minh chứng cho tình yêu của họ mà còn tượng trưng cho vô số sự mất mát mà chiến tranh đem đến.
- Top Những Cuốn Truyện Ngôn Tình Trinh Thám Hay Nhất
- Những cuốn tiểu thuyết ngôn tình hay nhất của Tiên Chanh
- Những cuốn tiểu thuyết hay nhất của Bát Nguyệt Trường An
Đôi nét về tác giả
Cửu Nguyệt Hi là một cây bút nổi tiếng ở đất nước tỷ dân Trung Quốc, đặc biệt với thể loại ngôn tình. Rất nhiều tác phẩm của cô gây sốt ngay sau khi phát hành như Thời niên thiếu của anh và em, Freud thân yêu, Archimedes thân yêu,… trong đó cuốn truyện Thời niên thiếu của anh và em đã được chuyển thể thành phim năm 2019 và nhận về cơn mưa lời khen.
Với Cây Olive Màu Trắng tác giả chia sẻ rằng bản đầu tay của tiểu thuyết không hoàn toàn là tác phẩm của hiện tại, chính vì muốn mang đến cho độc giả sự mới mẻ, chân thật, giản dị về cuộc sống thời chinh chiến đây là lý do vì sao hai nhân vật chính được xây dựng một cách gần gũi và rất đỗi bình thường. Họ cũng giống như bao cặp tình nhân khác, từ những người xa lạ, gặp gỡ, thân mật và cuối cùng là một cái kết trọn vẹn.
Lời mở đầu
Có hai lý do khiến tên sách được đổi thành Cây Olive Màu Trắng: Thứ nhất, tôi tự nhận mặc dù đã tận lực đi khắp các thành phố nước D, ghi chép lại xã hội muôn màu muôn vẻ dưới thời kỳ chiến tranh, nhưng những điều tôi chứng kiến và ghi lại được mới chỉ là một phần của “thăng trầm”, còn lâu mới đạt tới “số phận” to lớn. Lý do thứ hai, là vì chồng tôi. Thượng úy Lý
Một năm trên đường từ Garos đến Hapo, tôi và anh ấy đã gặp được cây olive màu trắng trong sa mạc, câu chuyện cụ thể tôi đã kể trong sách.
Câu chuyện về chiến tranh xưa nay chưa bao giờ là đề tài nhẹ nhõm. Trong tác phẩm, tôi đã cố gắng giảm bớt cảm xúc cá nhân, chỉ muốn mang tới cho độc giả những ghi chép khách quan bình thường nhất. Dù như vậy, chiến tranh cũng không phải là một câu chuyện có thể kể lại một cách nhẹ nhàng bâng quơ.
Nó luôn là bi kịch lớn nhất từ xưa đến nay của loài người. Tiếc rằng, bi kịch ấy vẫn diễn ra hết lần này đến lần khác.
cây olive màu trắng audio
Cây Olive Màu Trắng
Cây Olive Màu Trắng có lẽ không dành cho người đang tìm kiếm tình yêu đời thường mơ mộng, nhưng lại dành cho những con người đơn độc,…
URL: https://saysach.com/review-sach-cay-olive-mau-trang-cuu-nguyet-hi/
Author: Cửu Nguyệt Hi
[𝙎𝙋𝙊𝙄𝙇𝙀𝙍 𝘼𝙇𝙀𝙍𝙏]
Mọi thông tin bên dưới đều viết dưới góc nhìn và suy nghĩ của 1 cá nhân.—————————————————————————————————————————
CÂY OLIVE MÀU TRẮNG #ĐỀ_CỬ
Thể loại: Hiện đại, quân nhân-phóng viên, chiến tranh, ngược, day dứt, HE-SE-BE
Tác giả: Cửu Nguyệt Hy
Độ dài: 69 chương + Lời kết
Editor: Tũn Còi
Tình trạng: Hoàn edit – Không pass
Link:
TRÍCH ĐOẠN:
Tỷ lệ người với người có duyên gặp gỡ là một phần bảy tỷ. Trong tỷ lệ hiếm hoi ấy, trong vài tích tắc ngắn ngủi trước khi quả bom phát nổ, số phận của nữ phóng viên Tống Nhiễm và chuyên gia gỡ bom Lý Toản bỗng gắn chặt với nhau bằng một sợi dây chỉ đỏ.
Trải qua những giây phút hiểm nguy cận kề, những thời khắc tưởng chừng tất cả có thể nổ tung trong chớp mắt, hay khi bóng ma tâm lý bủa vây, họ vẫn luôn lặng lẽ dìu đỡ, chở che nhau.
Trên mảnh đất bạc màu vì bom đạn, anh chỉ cho cô thấy một cây olive trắng. Màu trắng đó tượng trưng cho bi thương, mất mát, nhưng cũng là màu của dịu dàng, thuần khiết, như chính tình yêu của họ.
“Cây olive trắng dưới bầu trời sa mạc xanh trong, còn họ ở bên nhau, chứng minh rằng mọi chuyện không phải một giấc mộng.”
—————————————————————————————————————————
Trong cả trăm lần lướt qua “Cây Olive màu trắng”, mình đã chẳng ngần ngại mà bỏ lỡ nó. Có lẽ là do tựa đề quá đặc biệt, hay là do những dòng review báo trước về 1 quyển sách quá đỗi ám ảnh mà mình của lúc ấy đã không ngại lướt qua. Mình nghĩ có lẽ quyết định ấy là đúng, bởi cho đến khi tìm được đến tác phẩm, mình đã ở độ tuổi đủ chững chạc để có thể tiếp nhận thông điệp 1 cách trọn vẹn nhất, không hối hận, không lưỡng lự.
Xuyên suốt tác phẩm xoay quanh bối cảnh chiến tranh ở nước D, nơi có những người lính xả thân vì súng, những người phóng viên, bác sĩ không ngại xông ra tiền tuyến để vạch trần bộ mặt tởm lợm của thứ chiến tranh phi nghĩa ấy. Phần nội dung truyện được xây dựng khá tỉ mỉ, nhưng có lẽ thứ khiến “Cây Olive màu trắng” trở thành điểm sáng so với các tựa truyện quân nhân cùng thời lại khác. Trái ngược với việc đặt trọng tâm vào việc chiến đấu, tác giả khéo léo mang đến 1 khía cạnh khác của chiến tranh mà khá ít người để tâm–tình trạng hậu chiến tranh. Trở về từ nơi máu tươi xác thịt ồ ạt, nam chính Lý Toản và nữ chính Tống Nhiễm trở thành những nhân vật đại diện cho hiện trạng tâm lý bị ám ảnh nặng nề. Nữ chính Tống Nhiễm là 1 cô phóng viên khéo léo, ngay thẳng và tràn đầy hy vọng, nhưng chỉ với 1 quyết định, 1 khoảnh khắc mà người người tung hô, cô ấy trở về với 1 tinh thần tàn tạ, héo úa gắn liền với căn bệnh trầm cảm dai dẳng. Có lẽ nghề phóng viên là vậy, bóc trần sự thật là đúng, nhưng bóc trần sự thật cũng là sai. Những áp lực liên tục đến từ hoàn cảnh sống, những tiếng gào thét trong im lặng dần bào mòn đi nhiệt huyết của 1 cô gái trẻ. Còn Lý Toản, 1 anh chàng lính gỡ bom luôn luôn hào phóng, hòa nhã nhưng sâu trong người lại ẩn giấu 1 sự kiên định vững vàng. Anh sống vì công việc gỡ bom, nhưng nó cũng chính là thứ ám ảnh tâm trí của anh trong những ngày tháng đằng đẵng khi trở về chốn yên bình. May mắn làm sao, họ có nhau. Những lời nói tưởng chừng chẳng ai thấu hiểu, họ lại cứ điềm nhiên mà bộc bạch với nhau. Trong cái màu xám ảm đạm của cuộc sống vội vã ấy, đâu đó ta thấy ánh sáng nơi hai trái tim Lý Toản-Tống Nhiễm vỗ về cho nhau.
Sau đó, họ lại cùng nhau bước trên con đường lý tưởng của mình, bước ra tiền tuyến, ghi lại dấu ấn chiến tranh ở mảnh đất D. Cá nhân mình nghĩ tuyến tình cảm của truyện hầu như không gặp biến cố gì bởi họ luôn yêu và tin tưởng lẫn nhau, mặc cho sự đớn đau của thời cuộc, họ vẫn mãi mãi làm điểm tựa cho nhau. Thứ khiến “Cây Olive màu trắng” trở thành tác phẩm ám ảnh mình suốt những đêm sau khi hoàn thành quá trình đọc có lẽ chính là sự hy sinh của những con người dũng cảm ấy, sự day dứt đến từ tình trạng tinh thần thiếu hụt của họ, và ngay cả Lý Toản và Tống Nhiễm cũng chẳng thể thoát nổi.
Sau khi tổng hợp từ nhiều nguồn, mình nhận ra chẳng có kết luận nào chính xác cho cái kết của truyện, là HE, SE hay thậm chí là BE. Nhưng đối với mình, truyện có cái kết HE khá trọn vẹn khi cả hai con người đều đã có 1 kết cục mà họ mong muốn cùng với những đứa con thật láu lỉnh. Đây có lẽ cũng là hai nhân vật chính khắc sâu trong lòng mình nhất, bởi cái kết của họ có vui, nhưng lại buồn không thể tả. Nó khiến cho mình chỉ muốn mang những lời chúc bình an dành tặng cho cả 2 nhân vật, và cả những con người tội nghiệp đã bỏ mạng nơi chiến trường. Mong rằng, “Cây Olive màu trắng” sẽ là 1 tác phẩm khiến mọi người cảm thấy không nuối tiếc sau khi đọc tới những trang cuối sách.
—————————————————————————————————————————
Blog (Facebook): Nương mật thẳm.
Credit ảnh: Pinterest
BẠN ĐANG ĐỌC
REVIEW NGÔN TÌNH HIỆN THỰC
Romance
Bàn về những tựa truyện thực tế mà mình muốn chia sẻ. ————————
Tỷ lệ người với người có duyên gặp gỡ là một phần bảy tỷ. Trong tỷ lệ hiếm hoi ấy, trong vài tích tắc ngắn ngủi trước khi quả bom phát nổ, số phận của nữ phóng viên Tống Nhiễm và chuyên gia gỡ bom Lý Toản bỗng gắn chặt với nhau bằng một sợi dây chỉ đỏ.
Trải qua những phút giây hiểm nguy cận kề, những thời khắc tưởng chừng tất cả có thể nổ tung trong chớp mắt, hay khi bóng ma tâm lý bủa vây, họ vẫn luôn lặng lẽ dìu đỡ, chở che cho đối phương.
Trên mảnh đất bạc màu vì bom đạn anh chỉ cho cô thấy một cây olive trắng. Màu trắng đó tương trưng cho bi thương, mất mát, nhưng cũng chính là màu của dịu dàng, thuần khiết, như chính tình yêu của họ.
“Cây olive trắng dưới bầu trời sa mạc xanh trong, còn họ ở bên nhau, chứng minh rằng mọi chuyện không phải một giấc mộng.”
Bộ truyện đã đến hồi kết nhưng tâm can mình mãi thổn thức khôn nguôi. Khép nhẹ mi mắt, hình ảnh Tống Nhiễm và Lý Toản hiện ra váng vất trong tâm trí mình, như thể có một thước phim tự động bật nguồn, quay chậm và sống động.
Câu chuyện về chiến tranh xưa nay chưa bao giờ là đề tài nhẹ nhõm. Những mất mát, thống khổ và tang thương do chiến tranh để lại mãi còn đó, in hằn vết thời gian. Chúng ta may mắn được sống trong thời bình, trên một đất nước bình an sau hàng ngàn năm giành giật chiến đấu; chúng ta chưa từng trải qua, chưa từng chứng kiến, chẳng thể nào thấu đạt hết nỗi thống khổ và đau đớn của những gia đình cách mạng, của người mãi mãi nằm xuống và của người “may mắn” trở về. Phải, đọc xong bộ truyện này, lòng mình không khỏi xót xa, đâm ra nói nhiều hơn dự liệu.
Vốn dĩ mình không phải là một cu gái đam mê đọc chuyện tình. Ngày trước, mình còn có cái nhìn khá khắt khe và hơi phiến diện đối với hai chữ “ngôn tình”, ngôn tình là dùng ngôn ngữ để biểu đạt tình cảm. Thoạt nghe thì cũng bình thường thôi mà, nhưng chẳng hiểu sao cái mác truyện ngôn tình lại khiến cho mình (của trước đây) và nhiều người bài xích đến thế. Nhưng, ngạc nhiên thay, truyện của chị Cửu lại là một ngoại lệ đối với cu gái ấy. Ngoại lệ của các ngoại lệ. Phải, đã 5 năm rồi kể từ lần đầu tiên tiếp xúc, những câu chuyện chị mang đến chưa làm mình thất vọng bao giờ. Và lần này đương nhiên cũng thế.
Chẳng thể ngờ bộ truyện này lại khiến mình thương quá chừng thương như vậy. Từ nhân vật chính đến tuyến nhân vật phụ. Mình thương cốt cách trong con người họ, cảm phục lý tưởng mà họ hướng đến, thương sự bao dung độ lượng, thương vẻ đẹp tâm hồn họ qua từng câu nói, dù ngắn dù dài. Có thể hơi ngớ ngẩn, nhưng mình cho rằng họ xứng đáng được nhận những tình cảm trân quý mà độc giả dành cho.
Về phần tác phẩm này, ban đầu mình chỉ thấy ừa cũng được đó, và chỉ dừng ngang mức đấy thôi. Nhưng truyện càng về sau, càng hay đến đau lòng. Vết thương do chiến tranh để lại càng được tạc họa rõ nét, như khắc cốt ghi tâm. Tại sao lại đớn đau thế này, giày vò thế này?
Hổm rày trước khi đi ngủ, mình thường nghe chuyện lịch sử, về cuộc chiến khốc liệt của quân và dân ta vào những thế kỷ trước, về một thời bom đạn loạn lạc. Có lẽ vì thế mà cảm xúc từ đáy lòng mình như thêm phần cộng hưởng, dễ dàng rung động trước câu chuyện của Lý Toản và Tống Nhiễm. Họ đã dìu dắt nhau, phấn đấu vì nhau, tự tay tạo dựng cuộc đời rực rỡ. Sự hy sinh, lòng nhân ái, lý tưởng cao đẹp, và cả tình yêu của họ ở những năm tháng có phần ngắn ngủi ấy, đã sớm vượt xa cả đời của rất nhiều người. Lệ nhòa mi mắt, nước mắt khẽ rơi. Đau xót thay !
“Anh hối hận rồi Nhiễm Nhiễm. Kiếp sau anh vẫn muốn làm A Toản, là A Toản trong câu ‘A Toản đã kết hôn với Nhiễm Nhiễm rồi’.”
A Toản, Nhiễm Nhiễm, tôi từng đến nhiều nơi, gặp gỡ vô số người, đọc nhiều câu chuyện, xem nhiều bộ phim, duy chỉ có tâm hồn của hai bạn vẫn là điều dịu dàng nhất. Gặp được hai bạn, là may mắn vô vàn của tôi. 🌿
Mình gom góp tâm tư viết một bài thế này, là dành cho hai bạn và bộ truyện của chị Hi. Thiệt sự cảm kích.
Mình không cảm thấy như đang đọc mà chính là như đang xem một bộ phim! Đây là cuốn sách thứ 3 mà mình đọc của Cửu Nguyệt Hi. Càng thêm ngưỡng mộ tài năng của tác giả này, cách viết rất chân thực, gần gũi, xây dựng nhân vật không bị quá hoa mỹ nhưng ai cũng đều có giá trị riêng dù nó lộ rõ hay ẩn đi. Với cuốn sách này, đây là cuốn sách viết về việc chống chiến tranh đầu tiên mà mình đọc. Mình cũng không nghĩ là sẽ đọc một cuốn truyện tình cảm chiến tranh như thế này. Mình đã không khóc suốt một cuộc hành trình từ đầu đến gần cuối truyện dù chiến tranh dưới ngòi bút của Cửu Nguyệt Hi hiện lên hào hùng đấy nhưng bi thương, đầy mất mát và rồi mình đã bật khóc ở những trang cuối cùng vì kết quả mà nó mang lại. Một cái kết HE cho 2 nhân vật chính nhưng vẫn khiến người đọc cảm thấy đau xót vì những gì 2 người phải gánh chịu, tình yêu của họ phải gánh chịu sau cuộc chiến,hậu quả là có thật. Nhưng mình nghĩ như vậy là hợp lý, hợp lý với hoàn cảnh mà tác giả xây dựng cho nhân vật. Cuộc sống phải tiếp tục theo hành trình như vậy và việc Tống Nhiễm tìm thấy Lý Toản sau khói lửa chiến tranh đã là một điều vượt quá ” cuộc sống”.
Dạo này cứ hay bị vướng vào mấy truyện đề tài chiến tranh ấy.Haiz Tình cờ thấy nhiều người giới thiệu cuốn này, rồi đọc thấy một cmt kết truyệ n có hậu mà cũng không có hậu, t đã tò mò tìm đọc . Và đọc xong thì hiểu lời nhận xét ấy. Sau cuộc chiến tranh khốc liệt, còn sống đã là kết thúc có hậu rồi. Nhưng những người còn sống, với những ám ảnh,vết thương chiến tranh từng ngày ngắm sâu vào máu thịt con tim,thì chẳng vui vẻ gì. Thật lạ là đây là truyện ngôn tình,nhưng cái t quan tâm hơn,lại là cuộc chiến ở nước D,là những suy nghĩ,lí tưởng,hành động của hai nhân vật. Gấp cuốn sách lại rồi mà nước mắt t cứ lặng lẽ rơi xuống. Đau
Mọi người có thể quên họ , nhưng mảnh đất đấy sẽ mãi ghi nhớ. Nó khiến cho tôi tưởng tượng chân thật như cảm nhận được thế giới trong sách vậy.Nhân vật Tống Nhiễm -Lý Toản và nhưng nhân vật khác làm ta liên tưởng tới chiến tranh tàn khốc ,bi thương.Họ chấp nhận mất mát và vượt qua tất cả để tiếp nhận hạnh phúc.Chủ đề chiến tranh xuất hiện trong môn lịch sử ghi 1 cách khô khan khiến t ko thể nhìn nhận được ,tôi phải cảm ơn tác giả vì đã cho ra bộ tiểu thuyết này giúp ta thấu hiểu hơn về những mất mát của những người trong các cuộc chiến tranh,sự thiện lương xen lẫn cái xấu xa.Chương cuối khiến tôi bồi hồi ,xúc động vô cùng
Cuốn sách thứ 2 đọc về đề tài chiến tranh. Truyện ngôn tình nhưng lại rất thật. Đọc xong mà mình cứ day dứt mãi, một cảm giác thật khó chịu, Mình đã khóc suốt sau khi đọc chương cuối cùng vì kết quả mà nó mang lại: “Những năm qua, con đã đi đến rất nhiều nơi, gặp gỡ vô số người, duy chỉ có tâm hồn của bố mẹ vẫn là điều dịu dàng nhất. Được chứng kiến cuộc đời của bố mẹ là điều may mắn và cảm kích nhất đời con”.
Xin chào! Hôm nay mình xin giới thiệu một bộ mới của tác giả Cửu Nguyệt Hi kể về chuyện tình của anh chàng quân nhân và cô phóng viên chiến tranh với những cung bậc cảm xúc lãng mạn và đầy tính nhân văn. Mời bạn cùng đọc review: Cây oliu màu trắng nhé. Từ lâu, chiến tranh là một trong những tội ác lớn nhất của con người, cho dù trong thời kỳ nào, quá khứ hay thời điểm hiện đại, nó vẫn cướp đi bao nhiêu mạng sống và làm thiệt hại của cải vật chất. Một cuộc chiến, dù thắng hay thua, nhưng vết thương cùng những mất mát nó để lại trong lòng những người còn sống thì in hằn mãi như một vết sẹo xấu xí. “CÂY OLIVE MÀU TRẮNG” của Cửu Nguyệt Hy là một tác phẩm mang hơi thở mới trong dòng truyện ngôn tình Trung Quốc, một cuốn tiểu thuyết về chiến tranh nơi một đất nước vùng Trung Đông xa xôi, về tình yêu của một chàng quân nhân trẻ với cô gái phóng viên chiến trường. Cuốn sách đặc biệt có lẽ là vì chất giản dị, gần gũi của nó, vì tính nhân văn và cách truyền tải nhẹ nhàng mà sâu lắng, cảm động của tác giả. Cửu Nguyệt Hi lựa chọn đi sâu vào cuộc chiến ấy, đủ để bạn đọc hình dung ra được sự tàn ác vô nhân đạo của nó, những nghiệt ngã đau đớn hơn cả là di chứng nặng nề in hằn trên cơ thể và tâm hồn của những người sống sót trở về. Súng đạn và bom mìn không phải là thứ duy nhất có thể lấy đi mạng sống, mà những tổn thương tinh thần cùng hậu chấn thương tâm lý là những mảnh đạn găm trong tim, khiến người ta chết dần chết mòn. Lý Toản cũng như bao người lính khác trong cuộc chiến trường kỳ với lực lượng khủng bố, anh là chiến sĩ can đảm, chấp hành nghiêm nhiệm vụ được đưa và sẵn sàng đối đầu với hiểm nguy. Cửu Nguyệt Hi khắc họa một hình tượng nhân vật gần gũi, bình dị, một người quân nhân nếu không mặc quân phục thì không ai nhận ra anh là ai. Những người mà ta có thể đi lướt qua trên phố, họ điềm tĩnh, bình thản, nào có ai hay họ đã từng là những người chiến sĩ cầm súng dưới ánh nắng sa mạc như muốn thiêu đốt da thịt, mang trên mình những vết sẹo cả vô hình lẫn hữu hình. Hay như Tống Nhiễm, nữ phóng viên chiến trường tận tâm vì nghề, dũng cảm và kiên cường, cô không đeo những khẩu súng trường trên vai nhưng dùng chính ngòi bút của mình để phản ánh sự tàn độc của cuộc chiến. Cô liều mạng để có thể chụp được những bức ảnh quý giá, ghi lại được những thước phim tư liệu.. Đó là nghiệp vụ của cô, tìm kiếm, phản ánh và bảo vệ sự thật. Không ít trường hợp những phóng viên chiến trường đã bỏ mạng nơi đất nước đầy máu lửa và tiếng bom đạn, được đưa về nước trong những chiếc quan tài. Họ cũng như những người lính, âm thầm hi sinh tất cả cho một điều vĩ đại hơn, kể cả khi cái giá phải trả đắt thế nào. Nhưng “CÂY OLIVE MÀU TRẮNG” không chỉ tập trung vào những cảnh tượng máu đổ đầu rơi trên chiến trường, mà còn cả cuộc sống hậu chiến tranh. Những người sống sót trở về sau một trận chiến lại phải đối mặt với một cuộc chiến khác, còn khốc liệt và đáng sợ hơn cả đạn lạc, máu chảy và bom nổ xé tai. Không có quân địch lăm le nòng súng, không có những tiếng khóc oán than hay những trận đột kích bất ngờ, mà thay vào đó là cuộc chiến nội tâm, cào xé họ từ sâu bên trong. Nó diễn ra hằng ngày, hằng giờ, mỗi đêm khi nhắm mắt thiếp đi, những cơn ác mộng đó hành hạ họ ngay cả trong giấc ngủ. Những lọ thuốc chữa trầm cảm, những buổi trị liệu.. Đó là những căn bệnh hậu chấn thương tâm lý, những vết sẹo tinh thần bất cứ lúc nào cũng có thể rách toạc và chảy máu trở lại. Chiến tranh kết thúc, nhưng một phần bên trong họ đã bị hủy hoại mãi mãi. Trong những năm tháng cuối đời, Lý Toản đã phải vật lộn với những chấn thương tâm lý, cơ thể tàn tật yếu ớt nhưng kiên cường chống chọi với bệnh tật, những cơn chấn động thần kinh cùng ảo giác, những cơn ác mộng vào ban đêm.. Anh cần một chỗ dựa tinh thần vững chắc, một cái phao để bám vào khi căn bệnh khiến mọi thứ xung quanh quay cuồng và vỡ vụn, ranh giới giữa thực và ảo chỉ mỏng như một lớp vải lụa. “.. Một khi gặp phải yếu tố gây kích động, thế giới trước mắt cậu ấy sẽ lập tức biến thành chiến trường. Nhà cao trong mắt cậu ấy sẽ thành đống đổ nát bốc cháy, ô tô chính là xe tăng, tạp âm trở thành tiếng súng, người lạ là quân địch, có thể chiếc ô dài cũng trở thành súng trường. Trong tình huống đó, cậu ấy sẽ phản ứng thế nào? Tôi nghĩ, chắc cô đã đoán được, và có thể còn chứng kiến rồi cũng nên. Tôi đã gặp quá nhiều người lính như thế này. Chiến tranh kết thúc, nhưng họ không trở về cuộc sống bình thường được nữa”. Nhưng Lý Toản may mắn hơn nhiều người khi ít nhất anh còn Tống Nhiễm ở bên, làm bờ vai âm thầm giúp anh vượt qua cuộc chiến hằng ngày, cho dù cô cũng có cuộc chiến của riêng mình. Họ nương tựa vào nhau, hai linh hồn lạc lõng giữa cuộc sống đô thị tấp nập vô tình, với những tâm sự cùng quá khứ chỉ mình họ biết. Cả hai đã mất đi những người bạn thân thiết, những người lính quả cảm như Benjamin, George, cậu chàng Shashin mới tuổi đôi mươi, rồi bao nhiêu quân nhân khác.. Họ sống sót trở về, nhưng họ cũng mất mát quá nhiều. Cây Olive màu trắng – một ảo giác tuyệt đẹp mà Lý Toản và Tống Nhiễm đã thấy trên sa mạc. Nó đẹp đẽ, thuần khiết và nổi bật lên trong cảnh chiến trường máu lửa bom đạn, và nó cũng tan đi nhanh như cách nó tới. Và nó cũng đồng hành với Lý Toản trong những năm tháng trước khi mất của anh, khi anh nhìn ra ngoài cửa sổ và ảo ảnh mà anh thấy là cành olive trắng. Nó như tia sáng ấm áp chiếu rọi đêm đen, như những tâm hồn quả cảm, kiên nghị và bất khuất của những người lính, là tình yêu ươm mầm trong cảnh chiến tranh chết chóc, là sự đùm bọc, chở che giữa người với người.. Đó là những cây olive trắng tinh khôi, những tia hy vọng giữa lúc tuyệt vọng, là hóa thân của những tâm hồn lương thiện và đẹp đẽ nhất. Đọc “CÂY OLIVE MÀU TRẮNG”, độc giả được trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc cùng nhân vật, bị cuốn theo nhịp kể lúc chậm rãi, nhẹ nhàng, lúc căng thẳng, dồn dập rồi lắng sâu, cảm động của Cửu Nguyệt Hi. Để khi gấp sách lại, tâm trí ta còn in mãi hình ảnh người quân nhân Lý Toản mạnh mẽ và nữ phóng viên Tống Nhiễm can đảm, và những tâm hồn cho dù đi qua khói lửa nhưng vẫn ấm áp ánh sáng của tình thương và sự dịu dàng. “Phẩm chất chói sáng nhất chính là thấu hiểu, tha thứ, là trải qua tất cả khổ nạn vẫn giữ vững được tấm lòng nguyên vẹn, mỉm cười dịu dàng với thế giới”.
Thể loại
Tác giả:
Cửu Nguyệt Hi
Reviewer:
AI_Linh Lăng
Designer:
AI_Nguyệt Bạch
Thể loại:
Bookreview
Độ dài: 2
Tình trạng: Hoàn edit
Lượt xem: 669
1. Nhân vật:
Nhân vật chính: Lý Toản x Tống Nhiễm
Nghề nghiệp: Quân nhân x Phóng viên chiến trường
2. Nội dung:
Hôm Tống Nhiễm và Lý Toản gặp nhau là một ngày rất bình thường.
Hôm ấy là ngày cuối cùng cô làm nhiệm vụ biệt phái ở nước D sau đó cô sẽ lên đường về nước, khi đang thu dọn đồ đạc thì gặp một cơn địa chấn cực mạnh. Nhưng Tống Nhiễm chắc chắn đây không phải là động đất vì ngay sau đó là một tiếng nổ dội đến, tiếng thứ hai, thứ ba… đó là âm thanh của b om đ ạn.
Trong quá trình di tản khỏi thành phố, Tống Nhiễm giẫm phải tấm kim loại, ở đất nước này thứ đồ này còn được gọi là b om.
Hộp sắt sáng lên, chữ số màu đỏ bắt đầu đếm ngược.
Trong lúc Tống Nhiễm gần như tuyệt vọng thì Lý toản xuất hiện, dùng năm giây cuối cùng để cứu mạng cô và anh.
3. Cảm nhận cá nhân:
Tình yêu của Lý Toản và tống Nhiễm khiến ai đọc qua bộ truyện này đều phải ngưỡng mộ, có nhiều đoạn mình đã không thể kìm lòng được bật khóc, thậm chí đến khi câu chuyện đã đến hồi kết rồi mình vẫn chưa thể thoát ra khỏi mạch truyện của “Cây Olive màu trắng”.
4. Đánh giá nội dung: 9.8/10
– Dịch thuật:
Đánh giá chung chất lượng bản dịch: 9.9/10
– Hình thức:
Bản thường/ Bản đặc biệt: Có 03 phiên bản được xuất bản: Bản đặc biệt combo 01 được tặng thiệp có chữ ký tác giả + Sổ tay trích dẫn (bản siêu có hạn).
Bìa xuất bản: 9.5/10
Bookmark: Có kèm theo bookmark.
BÌNH LUẬN
THÔNG TIN
Công ty TNHH thương mại dịch vụ truyền thông đa phương tiện Allin
Địa chỉ: 15/2 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
LIÊN HỆ
Email: [email protected]
@copyright 2022.
Allin ltd. All rights reserved
Đánh giá: 9.1/10 từ 1004 lượt
Tên gốc: 白色橄榄树Thể loại: hiện đại, bối cảnh chiến tranh, phóng viên chiến trường x quân nhân, song xử, ngược, kết HE hoặc SE (tuỳ cảm nhận của mỗi người).Nhân vật chính: Lý Toản, Tống NhiễmTỷ lệ người với người có duyên gặp gỡ là một phần bảy tỷ. Trong tỷ lệ hiếm hoi ấy, trong vài tích tắc ngắn ngủi trước khi quả bom phát nổ, số phận của nữ phóng viên Tống Nhiễm và chuyên gia gỡ bom Lý Toản bỗng gắn chặt với nhau bằng một sợi dây chỉ đỏ.Trải qua những phút giây hiểm nguy cận kề, những thời khắc tưởng chừng tất cả có thể nổ tung trong chớp mắt, hay khi bóng ma tâm lý bủa vây, họ vẫn luôn lặng lẽ dìu đỡ, chở che cho đối phương.Trên mảnh đất bạc màu vì bom đạn anh chỉ cho cô thấy một cây olive trắng. Màu trắng đó tương trưng cho bi thương, mất mát, nhưng cũng chính là màu của dịu dàng, thuần khiết, như chính tình yêu của họ.“Cây olive trắng dưới bầu trời sa mạc xanh trong, còn họ ở bên nhau, chứng minh rằng mọi chuyện không phải một giấc mộng.”1.Có bao giờ bạn suy nghĩ liệu bạn có thể làm gì trong vòng năm giây? Ví dụ như một cốc nước, đi một quãng đường? Nói một câu, đọc một trang sách…. Nhưng trong vòng năm giây,cũng có thể làm trái tim của em chứa đựng hình bóng của anh. 2.Em đây chính là Nhiễm Nhiễm, A Toản ah.3. Không có ai là một hòn đảo đơn độc, ngoại trừ anh.4. Ngày ấy, qua ô cửa sổ, anh nhìn thấy trên cánh đồng hoang rộng lớn kia, có một cây ô liu màu trắng.5. Em từng đến rất nhiều nơi, gặp rất nhiều người, nhưng anh là điều dịu dàng nhất trong trái tim em.
Keywords searched by users: cây olive màu trắng review
Categories: Chia sẻ 23 Cây Olive Màu Trắng Review
See more here: sixsensesspa.vn
See more: https://sixsensesspa.vn/tin-tuc-lam-dep