Mụn là một trong những bệnh lý về da thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, không phải ngẫu nhiên mà mụn lại mọc lên khắp vị trí mặt, mà theo y học thì từng vị trí mụn mọc đều có nguyên nhân của nó. Hãy cùng & tìm hiểu xem vị trí mụn mọc “chuẩn đoán” bệnh tình của chúng ta như thế nào nhé!
1. Mụn ở trán
Để khắc phục tình trạng trên, hãy thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn, ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày hay bổ sung nhiều nước để thanh lọc cơ thể. Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng với đầy đủ dưỡng chất và tránh xa thức ăn vặt, nhiều dầu mỡ để tránh những căn bệnh về đường tiêu hóa

2. Mụn ở mũi

3. Mụn ở má
Theo Đông y thì có sự khác biệt giữa má trái và má phải. Nếu vấn đề về mụn xuất hiện ở phía bên trái khuôn mặt thì khuyên bạn nên ăn những thực phẩm làm mát cơ thể như bí đao, dưa chuột, khổ qua… Bởi vì má trái được kết nối với gan và chúng hoạt động yếu nhất trong khoảng 1 giờ chiều đến 5 giờ chiều. Nếu bạn đang bị mụn trên má trái, hãy cố gắng tránh những công việc nặng nhọc trong thời gian này.
Còn má phải thì được kết nối trực tiếp với phổi. Do đó, bạn nên tập aerobic và hít thở vào buổi sáng sớm để tăng cường khí vào phổi. Mụn ở má phải cũng là dấu hiệu của việc tiêu thụ quá nhiều đường. Do đó, hãy chú ý tránh xa những món ăn vặt, đồ ngọt, thức ăn nhanh

4. Mụn ở cằm
Nguyên nhân là do chứng rối loạn hormone hay căng thẳng quá mức. Nghỉ ngơi, uống nước nhiều và bổ sung omega – 3 là những cách hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng này. Nếu như vấn đề cứ kéo dài thì hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa để kiểm tra chi tiết.

5. Mụn ở tai
Có mối liên hệ mật thiết với hai quả thận. Nếu thận của bạn hoạt động không tốt hay không nhận đủ dưỡng chất hoặc thiếu nước, bạn có thể bị nổi mụn to và dai dẳng ở vùng tai. Để ngăn tình trạng này, cần uống nhiều nước, tránh cafe và không ăn thức ăn nhiều muối.


