Skip to content
Home » Lớp Thượng Bì Của Da | Tham Khảo[Sửa | Sửa Mã Nguồn]

Lớp Thượng Bì Của Da | Tham Khảo[Sửa | Sửa Mã Nguồn]

#05. CẤU TRÚC CỦA DA - THƯỢNG BÌ (Phần 1)

4 loại tế bào của lớp thượng bì

Ở đây Twins sẽ không phân tích theo từng lớp của tầng thượng bì. Vì thực chất các lớp này chủ yếu là nơi diễn ra hoạt động của tế bào. Do đó, tế bào mới là điều cần nói ở đây. Có 4 loại tế bào chính thuộc lớp thượng bì:

  • Tế bào sừng Keratinocytes
  • Tế bào sắc tố Melanocytes
  • Tế bào cảm giác Merkel
  • Tế bào miễn dịch Langerhans

Từng loại tế bào trong cấu trúc da này có những đặc điểm vô cùng thú vị. Khi tìm hiểu cách thức hoạt động của chúng, bạn sẽ phải ồ lên. Vì một số điều rất quen thuộc diễn ra trên da là do các tế bào này cả đấy. Và ở phần 1 của chuyên mục “Cấu trúc da thượng bì” này, Twins sẽ đi sâu vào tế bào sừng Keratinocytes. Hãy tập trung cao độ và chuẩn bị khám phá những điều mới mẻ này nhé!

Tế bào sừng Keratinocytes

Nguồn gốc tạo ra tế bào chết

Keratinocytes là tế bào chiếm tới khoảng 90-95% trong cấu trúc da của lớp thượng bì. Nhiêu đây là đủ để thấy Keratinocytes quan trọng như thế nào rồi. Bình thường bạn hay sử dụng BHA, AHA, các hạt scrub để tẩy tế bào chết đúng không? Và tế bào sừng Keratinocytes chính là nguồn gốc tạo ra những tế bào chết này đấy! Nghe tới đây chắc nhiều bạn sẽ nghĩ sao tế bào này đáng ghét thế. Tạo ra biết bao tế bào chết làm bít tắc lỗ chân lông rồi còn gây mụn ẩn nữa. Tuy nhiên, những gì Twins sắp phân tích sau đây chắc chắn sẽ thay đổi suy nghĩ của bạn.

Đóng vai trò quan trọng trong chu trình thay da

Keratinocytes đóng vai trò chủ chốt trong chu trình thay da của chúng ta. Chu trình này sẽ được tính từ lúc tế bào sinh ra cho đến khi chết đi và bong ra khỏi bề mặt da. Làn da người trưởng thành bình thường sẽ mất khoảng 24-48 ngày để hoàn thành chu trình này. Nhưng với trẻ em thì chỉ mất khoảng 14 ngày. Đó cũng là lý do vì sao làn da trẻ em luôn hồng hào và căng mịn. Đến khi bạn già đi, chu trình thay da có thể kéo dài đến cả trăm ngày. Thế nên làn da người già sẽ sần sùi và thô ráp hơn là vậy.

Điều này cũng sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: “Dùng một sản phẩm bao lâu thì mới có hiệu quả?”. Theo đây, nhanh thì cũng phải sau một chu trình thay da, bạn mới có thể thấy rõ sự thay đổi. Cũng chính vì thế, đối với những lời quảng cáo đại loại như “Da trắng sáng, cải thiện rõ rệt sau 7 ngày”. Bạn phải cân nhắc thật kỹ. Vì điều này đang đi ngược lại với chu trình tự nhiên của da. Và sẽ không mang lại hiệu quả cũng như sự an toàn về lâu dài.

#05. CẤU TRÚC CỦA DA - THƯỢNG BÌ (Phần 1)
#05. CẤU TRÚC CỦA DA – THƯỢNG BÌ (Phần 1)

Vấn đề sừng hóa và cách giải quyết trong thực tế

Trong chu trình thay da này, nếu quá trình sừng hóa diễn ra bình thường thì không có gì để nói đến. Tuy nhiên, đời không như là mơ các bạn ạ. Quá trình này cũng phát sinh nhiều vấn đề.

Sừng hóa quá độ

Đầu tiên là sừng hóa quá độ. Nghĩa là quá trình thay da diễn ra quá chậm. Lớp sừng sẽ không tróc ra mà dần dần tích tụ lại tạo thành một lớp dày. Dẫn đến bít tắc lỗ chân lông, dễ sinh ra mụn và ảnh hưởng đến sự thẩm thấu của sản phẩm dưỡng da. Để tránh tình trạng này chúng ta cần tẩy tế bào chết. Bạn có thể sử dụng tẩy tế bào chết cơ học hoặc hoá học.

Với cơ học: Bạn sẽ sử dụng các hạt scrub, gel, tạo ra lực ma sát bằng cách chà xát lên mặt để cố gắng nới lỏng liên kết giữa tế bào và lipid. Từ đó giúp lớp tế bào chết bong lên. Tuy nhiên cách này sẽ dễ gây tổn thương da nếu chúng ta lạm dụng. Vì vậy chỉ nên sử dụng 2-3 lần/tuần thôi nhé.

Góc đính chính: Những quảng cáo sản phẩm tẩy tế bào chết hay lấy hình ảnh kỳ cọ trên da một lúc sẽ ra ghét và nói rằng đó là tế bào chết bong ra. Hư cấu cả đấy! Thật ra đó chỉ là phản ứng giữa carbomer và các chất trong sản phẩm đó. Khi gặp lực ma sát thì sẽ tạo ra hiện tượng đấy thôi. Và chính sau lúc tạo ra ghét, bạn tiếp tục ma sát thì tế bào chết mới bị cuốn vào đó. Chứ hoàn toàn không có chuyện thoa lên là tế bào chết bong ra thành ghét đâu. Bởi vậy, bạn nhớ đọc bài của Twins thường xuyên để không nhẹ dạ tin vào mấy lời quảng cáo sai sự thật đó nha.

Với hoá học: Bạn có thể sử dụng các loại acid hữu cơ để thanh tẩy tế bào chết như AHA, BHA. Ngoài ra, AHA và BHA cũng có nhiều công dụng khác kèm theo chứ không chỉ riêng khả năng tẩy tế bào chết. Với một tỉ lệ phù hợp, chúng ta có thể sử dụng AHA/BHA hàng ngày.

Sừng hóa không hoàn toàn

Vấn đề thứ hai đó là tình trạng sừng hóa không hoàn toàn. Đây là hiện tượng chúng ta đang cố gắng loại bỏ lớp sừng quá nhanh. Khiến cho keratin, những lá sừng dưới da không được phát triển một cách đầy đủ. Điều này sẽ dẫn đến khả năng giữ nước của da giảm, sự liên kết tế bào kém. Da sẽ trở nên khô ráp, lớp màng bảo vệ da yếu. Đồng thời dễ kích hoạt tình trạng viêm da như một cách miễn dịch/bảo vệ da tự nhiên.

Để tránh tình trạng này, bạn không nên lạm dụng quá nhiều các sản phẩm chứa cồn, các chất làm sạch mạnh như SLS hay kem trộn. Tất cả những điều này đều sẽ dễ dẫn đến da sừng hóa không hoàn toàn.

Ngoài ra, những bạn lạm dụng treatment cũng có có nguy cơ gặp phải vấn đề này rất cao. Chẳng hạn như các bạn đi theo một quy trình bao gồm AHA/BHA % cao. Lại còn kết hợp với các hoạt chất như Retinol, Tretinoin. Quá nhiều chất gây bong da như vậy sẽ rất dễ làm da trở nên nhạy cảm, mỏng đi và rơi vào tình trạng sừng hoá không hoàn toàn. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ và hết sức thận trọng trong chuyện này.

Kết thúc phần 1 về cấu trúc da thượng bì ở đây. Twins mong bạn hãy đọc thật kỹ bài này và lấy giấy bút ghi lại cho mình những thông tin quan trọng. Để tránh bị “tẩu hỏa nhập ma” khi đến với phần tiếp theo. Trong phần 2, Twins sẽ nói về tiếp về ứng dụng của tế bào sừng Keratinocyte. Bao gồm cả 3 cơ chế hút ẩm, giữ ẩm, khóa ẩm. Nhấn mạnh là cực kỳ quan trọng để bạn biết cách dưỡng ẩm đúng cách đấy!

Hẹn gặp các bạn ở bài viết kỳ sau.

Chúc bạn luôn rạng rỡ và xinh đẹp!

Bài viết thuộc quyền sở hữu của Twins Skin. Vui lòng không copy dưới mọi hình thức khi chưa có sự cho phép từ Twins Skin.

Twins Skin là thương hiệu mỹ phẩm chuẩn khoa học đầu tiên của Việt Nam, tiên phong ứng dụng các công nghệ bọc tiên tiến, dựa trên nền tảng khoa học đã được nghiên cứu chứng nhận. Đội ngũ nghiên cứu của Twins Skin gồm: kỹ sư hoá sinh, kỹ sư hoá dược, sự tham vấn từ bác sĩ da liễu và bác sĩ da liễu thẩm mỹ.

Mỗi khách hàng đến với Twins Skin đều sẽ được thiết quy trình cá nhân hoá dựa vào lịch sử da và vấn đề da. Twins Skin cam kết đảm bảo quyền lợi của bạn với chính sách bảo hành/đổi trả miễn phí. Tìm hiểu và kết nối cùng Twins tại:

Đặc điểm tế bào da

Da là cơ quan bao bọc toàn bộ lớp bên ngoài của 1 cơ thể. Đây là cơ quan lớn nhất, chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể. Trong da bao gồm 70% là nước, 25% protein và 2% lipit. Trong tế bào da bao gồm 3 lớp: thượng bì, trung bì, hạ bì và các phần phụ của da.

Lớp[sửa | sửa mã nguồn]

Thượng bì bao gồm 4 hoặc 5 lớp, tùy thuộc vào khu vực da.[6] Những lớp thứ tự từ ngoài vào trong là:[2]

  • Lớp sáng (chỉ ở lòng bàn tay và gan bàn chân)
Thượng bì của hai vùng này được dày hơn là nhờ lớp thượng bì có 5 lớp thay vì 4.
Các tế bào sừng (keratinocyte) mất nhân và bào tương nằm ở lớp hạt. Chất béo nằm trong các tế bào sừng được giải phóng vào khoang ngoại bào qua xuất bào để tạo thành một hàng rào lipid bảo vệ trên da. Những chất béo phân cực được sau đó chuyển thành chất béo không phân cực và sắp xếp song song với các tế bào bề mặt. Ví dụ glycosphingolipids trở thành ceramides và phospholipid trở thành axit béo tự do.
  • Lớp gai
  • Lớp đáy

Lớp Malpighi có mặt ở cả lớp đáy và lớp gai.[4]

Thượng bì ngăn cách với hạ bì bởi màng đáy.

Cấu trúc lớp thượng bì | Dr Lưu Phương [Basic Derma Ep.1]
Cấu trúc lớp thượng bì | Dr Lưu Phương [Basic Derma Ep.1]

Đặc điểm tế bào da

Tổng bề mặt da của một người trưởng thành là từ 4 – 6 m2. Da gồm 3 lớp: thượng bì, trung bì, hạ bì và các phần phụ của da. Trong đó:

1.1 Thượng bì

Thượng bì hay còn gọi là biểu bì. Đây là lớp ngoài cùng ở da.

Các lớp thượng bì không có mạch máu nhưng chúng được nuôi dưỡng bởi các mạch máu ở lớp trung bì. Độ dày trung bình của lớp biểu bì là 0,5 – 1 mm tuy nhiên có thể dày hoặc mỏng hơn do phụ thuộc vào từng da của từng vị trí trên cơ thể. Trong đó phần biểu bì mỏng nhất là ở vùng quanh mắt, dày nhất là ở phần da ở lòng bàn chân và lòng bàn tay.

Thượng bì được thành 5 lớp: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp sáng và lớp sừng.

  • Lớp sừng

Lớp sừng là lớp ở trên cùng, các tế bào dẹt hoàn toàn, màng bào tương dầy, nhân biến mất.

Hầu hết tế bào có trong lớp biểu bì là keratinocytes bắt nguồn từ các tế bào ở sâu nhất ở lớp biểu bì hay còn gọi là lớp đáy. Các tế bào sừng mới được tạo ra sẽ di chuyển về phía bề mặt của lớp biểu bì. Khi các tế bào sừng đã tới bề mặt da, chúng sẽ dần dần bị sừng hóa và tróc ra khỏi da sau đó được thay thế bởi các tế bào mới hơn. đây được gọi là quá trình sừng hóa ở da.

  • Lớp sáng

Lớp này chỉ xuất hiện ở các khu vực lòng bàn tay, bàn chân. Lớp sáng nằm ở trên lớp hạt bao gồm những tế bào trong, thuần nhất, không có nhân, dẹt, xếp thành 2 hoặc 3 hàng.

Các tế bào này chứa chất eleidin, hình thành do hoá lỏng các hạt sừng trong chứa nhiều nhóm disulfit.

  • Lớp hạt

Các tế bào của lớp hạt bao gồm từ 3- 4 hàng, chúng có hình dẹt, nằm trên lớp gai. Trong bào tương chứa các hạt sừng keratohyalin. Khi xuất hiện hạt sừng keratohyanlin nghĩa là quá trình sừng hoá bắt đầu.

Bề dày của lớp hạt sẽ phụ thuộc vào mức độ sừng hóa. Lớp hạt sẽ dầy ở những nơi có lớp sừng dày.

  • Lớp gai

Tế bào gai nằm trên lớp đáy, có từ 5 -10 hàng tế bào. Các tế bào lớp gai nằm sát nhau, nối với nhau bằng các cầu nối bào tương, rõ rệt hơn ở lớp đáy.

Các tế bào gai cũng có khả năng sinh sản bằng gián phân. Hoạt động gián phân của lớp đáy và lớp gai đều mạnh mẽ và liên tục. Trong khoảng thời gian từ 19-20 ngày thượng bì của con người sẽ được đổi mới một lần.

  • Lớp đáy

Ở lớp đáy có 2 tế bào là tế bào đáy hay còn gọi là tế bào sinh sản và tế bào sắc tố.

Lớp biểu bì có chứa các tế bào tua (langerhans), đây là một phần của hệ miễn dịch trên da. Chúng có tác dụng ngăn chặn các chất lạ xâm nhập vào da.

Tình trạng da trên lớp biểu bì sẽ phản ánh 1 cách chính xác sức khỏe của làn da xem có được đủ độ ẩm không.

1.2 Trung bì

Lớp trung bì là lớp ở giữa trong cấu tạo da. Đây là lớp da dày nhất, có chứa nhiều collagen và eslatin giúp cho da có độ đàn hồi và dẻo dai hơn. Trong đây có chứa nhiều protein quan trọng với collagen chịu trách nhiệm trong hỗ trợ cấu trúc da và elastin giúp phục hồi làn da.

Trung bì gồm tế bào xơ hình thoi có tác dụng làm da lên sẹo. Tổ chức bào hình thoi hoặc hình sao, nó có thể biến thành đại thực bào đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Tương bào tham gia quá trình chuyển hoá heparin, histamin.

Lớp trung bì cũng chứa dây thần kinh, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn, nang lông và mạch máu.

Dây thần kinh ở lớp trung bì sẽ phản ánh, biết cảm giác đau, kích ứng, nhiệt độ cao hay áp suất lớn. Ở một số vùng da nhất định như đầu ngón tay, ngón chân sẽ có nhiều dây thần kinh hơn so với vùng khác nhạy cảm hơn khi chạm vào.

Tuyến bã nhờn tiết ra dầu nhờn giúp giữ được độ ẩm và bảo vệ da. Khi tuyến bã nhờn tiết ra quá ít dầu đặc biệt đối với người cao tuổi sẽ gây ra tình trạng da bị khô và dễ tạo thành nếp nhăn. Ngược lại, khi tuyến bã nhờn tạo ra nhiều ở độ tuổi tuổi dậy thì sẽ dễ dẫn tới mụn trứng cá.

Các nang lông tóc tạo ra lông ở khắp cơ thể. Lông trên da có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, bảo vệ khỏi các chấn thương từ tác nhân bên ngoài.

Các mạch máu giúp cung cấp dinh dưỡng cho da và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ cao sẽ làm mạch máu giãn to ra và cho phép một lượng máu lớn lưu thông gần bề mặt da để giảm nhiệt và khi trời lạnh các mạch máu sẽ co lại giúp giữ ấm cơ thể.

Ở mỗi vị trí khác nhau số lượng dây thần kinh, nang lông hay các tuyến bã nhờn cũng sẽ thay đổi khác nhau.

1.3 Lớp hạ bì

Lớp hạ bì nằm dưới lớp trung bì, chứ mô liên kết và phân tử chất béo nên lớp hạ bì chính là lớp mỡ dưới da. Lớp bì giống như 1 lớp đệm giúp bảo vệ và cách nhiệt các mô bên dưới da khỏi các chấn thương cơ học và nhiệt độ.

Lớp mỡ dưới da sẽ thay đổi độ dày ít hay nhiều tùy vào từng bộ phận trên cơ thể.

Trong quá trình lão hóa sẽ khiến mất đi mô mỡ dưới da khiến xuất hiện tình trạng da bị nhăn và các dấu hiệu lão hóa da khác.

Có nhiều bệnh liên quan tới da, trong đó có tế bào hắc sắc tố hay còn gọi là u hắc tố bào – 1 dạng của ung thư da. U hắc tố bào có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào ở trên cơ thể. Ban đầu là một thương tổn da giống như một nốt ruồi hay tàn nhang, đường kính chỉ vài milimet, nhưng sau đó vùng này tăng trưởng nhanh dần. Ban đầu là lớp da phẳng sau đó trở nên dày và gồ lên. Một số trường hợp có ngứa hay đau kèm theo. Khi thương tổn tiến triển có thể dễ chảy máu.

Một trong những yếu tố chính gây u hắc tố bào đó do tiếp xúc da trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào những thời điểm nắng cực độ như giữa trưa. Vì vậy cần chú ý phòng ngừa và giảm tiến triển của u hắc tố bào:

  • Hạn chế tiếp xúc ánh sáng mặt trời, đặc biệt là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều
  • Cần đội nón rộng vành, che chắn da cẩn thận bằng cách mang khẩu trang vải sẫm màu, kính râm, sử dụng kem chống nắng đúng cách.
  • Thường xuyên theo dõi sự xuất hiện và tiến triển của các vết thương tổn da hay những nốt ruồi mọc bất thường trên cơ thể.
  • Đi khám và kiểm tra da định kỳ với bác sĩ da liễu nếu thất bất thường trên da.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

    • Tổng tiền thanh toán:

XEM NHANH

19 Tháng 04

Đăng bởi: Thuỷ Tiên

Cấu trúc và chức năng lớp thượng bì của da là gì?

Trong tế bào da gồm có 3 lớp là thượng bì, trung bì và hạ bì. Mỗi phần da đều sẽ có những đặc điểm riêng. Trong bài viết dưới đây Blissberry sẽ cùng tìm hiểu về cấu trúc và chức năng lớp thượng bì của da.

Cấu trúc lớp thượng bì của da

Thượng bì của da còn có tiếng Anh là Epidermis. Đây là tầng đầu tiên của cấu trúc da và được xem như là một hàng rào bảo vệ da trước các mầm bệnh từ môi trường. Lớp thượng bì của da cũng đảm bảo cho các hoạt động sinh lý dưới da diễn ra một cách bình thường.

Tùy vào các vùng da trên cơ thể thì tầng này thường có độ dày từ 0,7 đến 1,8 mm. Lớp này còn mỏng hơn cả vùng mi mắt nên đây cũng là vùng dễ tổn thương và lão hóa trên khuôn mặt.

Cấu trúc của lớp thượng bì trên da gồm 4 lớp chính là:

– Lớp đáy gồm có 2 tế bào là tế bào sinh sản và tế bào sắc tố. Đây là phần chứa các tế bào tua, một phần của hệ miễn dịch trên da. Chúng sẽ có tác dụng ngăn chặn các chất lạ xâm nhập vào da.

– Lớp gai nằm trên lớp đấy có từ 5 – 10 hàng tế bào. Các tế bào lớp gai nằm sát nhau và nối với nhau bởi các cầu nối bào tương. Trong khoảng thời gian từ 19 – 20 ngày thượng bì của con người sẽ được đổi mới 1 lần.

– Lớp hạt bao gồm từ 3 – 4 hàng, có hình dẹt và nằm trên lớp gai. Trong tế bào tương chứa các hạt sừng keratohyalin. Khi xuất hiện hạt sừng này thì quá trình sừng hóa bắt đầu. Bề dày của phần lớp hạt cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ sừng hóa. Lớp hạt sẽ dày ở những nơi có lớp sừng dày.

– Lớp sáng là lớp xuất hiện ở các vùng khu vực lòng bàn tay hoặc bàn chân. Lớp sáng nằm ở trên lớp hạt bao gồm những tế bào trong, thuần nhất và không có nhân, dẹt và xếp thành 2 hoặc 3 hàng. Các tế bào này sẽ chứa eleidin, hình thành do hóa lỏng các hạt sừng chứa nhiều nhóm disulfit.

– Lớp sừng là lớp ở trên cùng, các tế bào dẹt hoàn toàn, màng bào tương dầy và nhân biến mất. Hầu hết tế bào trong lớp biểu bì keratohyalin bắt nguồn từ các tế bào ở sâu nhất ở lớp đáy. Các tế bào mới được tạo ra sẽ di chuyển về phía bề mặt của lớp biểu bì.

Thượng bì của da còn có tiếng Anh là Epidermis

Chức năng lớp thượng bì của da

– Lớp thượng bì của da có chức năng như một hàng rào bảo vệ da khỏi vi khuẩn, tia cực tím và các hóa chất. Từ đó có thể cản trở cơ học (Các chấn thương nhỏ). Chính vì vậy mà hầu hết vai trò của thượng bì bảo vệ của hàng rào là nhờ lớp sừng.

– Với khả năng giữ nước của da chủ yếu nhờ lớp sừng. Nên việc duy trì để có làn da khỏe mạnh cực kỳ cần thiết. Các chất béo sẽ sắp xếp theo một bậc thang và tổ chức giữa các tế bào của lớp sừng để tạo thành một hàng rào mất nước qua da.

– Số lượng và phân phối của tế bào hắc tố ở thượng bị là nguyên nhân đa dạng về màu da.

Lớp thượng bì của da có chức năng như một hàng rào bảo vệ da khỏi vi khuẩn

Những vấn đề thường gặp liên quan đến lớp thượng bì

– Trong quá trình thay da diễn ra chậm thì lớp sừng sẽ không tróc dần mà tích tụ lại tạo thành một lớp dày dẫn đến bít tắc lỗ chân lông. Từ đó sẽ dẫn đến việc bị mụn và ảnh hưởng đến sự thẩm thấu của các sản phẩm dưỡng da.

– Khi tình trạng sừng hóa không hoàn toàn thì sẽ dẫn đến khả năng giữ nước của da giảm. Ngoài ra sự liên kết tế bào cũng kém đi. Da sẽ trở nên khô ráp và lớp màng bảo vệ da cũng sẽ yếu hơn. Từ đó sẽ dễ kích hoạt tình trạng viêm da như một cách miễn dịch cũng như bảo vệ da tự nhiên.

Các phương pháp chăm sóc và tái tạo lớp thượng bì

– Sử dụng các loại acid hữu cơ để thanh tẩy các tế bào chết như AHA, BHA. Ngoài ra phương pháp này còn có một số công dụng khác như nữa.

– Không sử dụng các sản phẩm chứa cồn hoặc các chất làm sạch mạnh như SLS hoặc kem trộn.

– Tẩy trang và sử dụng sữa rửa mặt để luôn làm sạch làn da, tránh bụi bẩn cũng như vi khuẩn từ môi trường. Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm như: Sữa rửa mặt dịu nhẹ giảm mụn sạch sâu Blissberry 100ml, Gel giảm mụn mờ thâm Blissberry 15ml,…

Sử dụng các loại acid hữu cơ để thanh tẩy các tế bào chết như AHA, BHA

Hy vọng với những chia sẻ về cấu trúc và chức năng lớp thượng bì của da mà Blissberry vừa chia sẻ sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về làn da của mình. Từ đó biết cách chăm sóc da một cách tốt nhất.

Xin chào các bạn, lại là Twins và “lớp thượng bì” đây. Như đã thông báo ở phần 1, trong phần 2 này, Twins sẽ tiếp tục nói về ứng dụng của tế bào sừng Keratinocyte một cách chuyên sâu. Là tế bào chiếm tới khoảng 90-95% lớp thượng bì, Keratinocyte mang đến rất nhiều ứng dụng quan trọng và thân thuộc đối với làn da. Từ câu chuyện độ pH, dưỡng ẩm cho đến giao tiếp tế bào và sức khỏe làn da.

Link phần 1 dành cho bạn nào chưa đọc hay cần “ôn bài” lại một chút đây: https://twinsskin.com/khoa-hoc-lan-da/cau-truc-da-thuong-bi-p1-te-bao-da-duoc-thay-moi-nhu-the-nao/

Bạn sẵn sàng rồi chứ? Bắt đầu thôi nào!

Có gì trong bài viết này

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Young, Barbara (2014). Wheater’s functional histology a text and colour atlas. Elsevier. tr. 160& 175. ISBN 9780702047473.
  2. ^ a b Marks, James G; Miller, Jeffery (2006). Lookingbill and Marks’ Principles of Dermatology (ấn bản 4). Elsevier. tr. 1–7. ISBN 1-4160-3185-5.
  3. ^ Proksch, E.; Brandner, J.; Jensen, J.M. (2008). “The skin: an indispensable barrier”. Experimental Dermatology. 17 (12): 1063–1072. doi:10.1111/j.1600-0625.2008.00786.x. PMID 19043850.
  4. ^ a b McGrath, J.A.; Eady, R.A.; Pope, F.M. (2004). Rook’s Textbook of Dermatology (ấn bản 7). Blackwell Publishing. tr. 3.1–3.6. ISBN 978-0-632-06429-8.
  5. ^ Hanukoglu I, Boggula VR, Vaknine H, Sharma S, Kleyman T, Hanukoglu A (tháng 1 năm 2017). “Expression of epithelial sodium channel (ENaC) and CFTR in the human epidermis and epidermal appendages”. Histochemistry and Cell Biology. 147 (6): 733–748. doi:10.1007/s00418-016-1535-3. PMID 28130590.
  6. ^

    “The Ageing Skin – Part 1 – Structure of Skin”. pharmaxchange.info. ngày 3 tháng 3 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2019.

  7. ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2015.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  8. ^ a b Elias, P.M. (2007). “The skin barrier as an innate immune element”. Seminars in Immunopathology. 29 (1): 3–14. doi:10.1007/s00281-007-0060-9. PMID 17621950.
  9. ^ Blank, IH (1952). “Factors which influence the water content of the stratum corneum”. The Journal of Investigative Dermatology. 18 (6): 433–40. doi:10.1038/jid.1952.52. PMID 14938659.
  10. ^ Downing, DT; Stewart, ME; Wertz, PW; Colton, SW; Abraham, W; Strauss, JS (1987). “Skin lipids: An update”. The Journal of Investigative Dermatology. 88 (3 Suppl): 2s–6s. doi:10.1111/1523-1747.ep12468850. PMID 2950180.
  11. ^ Bonté, F; Saunois, A; Pinguet, P; Meybeck, A (1997). “Existence of a lipid gradient in the upper stratum corneum and its possible biological significance”. Archives of Dermatological Research. 289 (2): 78–82. doi:10.1007/s004030050158. PMID 9049040.
  12. ^ Montagna, William; Prota, Giuseppe; Kenney, John A. (1993). Black skin: structure and function. Gulf Professional Publishing. tr. 69. ISBN 978-0-12-505260-3.

Tổng diện tích da ở trẻ sơ sinh là khoảng 0.2m2 và diện tích này tăng lên liên tục cho đến khi đạt khoảng 2m2 ở người trưởng thành.

Về thành phần hóa học, da có khoảng 70% nước, 25% protein và 2% lipid.

Da có rất nhiều những chức năng quan trọng đối với cơ thể:

Vậy nhờ đâu mà da có thể thực hiện được các chức năng đó? Chúng ta hãy cũng tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây:

Da có cấu trúc gồm có ba lớp như sau:

Lớp Thượng bì (Lớp biểu bì):

Lớp Thượng bì nằm phía trên cùng trong cấu trúc da, là nơi chịu sự tác động thường xuyên nhất của các tác nhân từ bên ngoài.

Lớp này có độ dày khoảng 75-150 micromet. Độ dày này là khác nhau tùy thuộc vào các vị trí da trên cơ thể ( dày ở lòng bàn tay, chân; mỏng ở quanh mắt)

Biểu bì không phải là một lớp tế bào đơn lẻ. Nó gồm 15 đến 20 lớp lớp tế bào không có nhân được gọi là các tế bào sừng, được phân thành 5 nhóm ( theo thứ tự từ trong ra) gồm có:

Chu kì tái tạo da tại lớp Thượng bì:

Các tế bào sừng sẽ được sản sinh tại lớp tế bào đáy sau đó di chuyển lên lớp phía trên.

Trong qua trình di chuyển, chúng sẽ mất dần khả năng phân chia và trải qua một quá trình gọi là quá trình Sừng hóa hay Sự keratin hóa.

Quá trình của một tế bào di chuyển từ lớp đáy lên lớp sừng thông qua quá trình keratin hóa gọi là Quá trình biệt hóa của tế bào da hay gọi là chu chuyển của da.

Quá trình này mất trung bình khoảng 30 ngày. Tuổi càng lớn thì quá trình này mất càng nhiều thời gian.

Lớp trung bì ( Lớp bì):Lớp trung bì là cấu trúc tiếp theo của Thượng bì, là lớp dày nhất trong cấu trúc của da ( độ dày trung bình 2-4mm).

Các thành phần quan trọng của lớp Trung bì:

Cấu trúcRanh giới giữa thượng bì và trung bì không phải là một đường thẳng mà là đường lượn sóng, phần sóng nhô lên phía trên là Nhú trung bì (hay gai bì/ trung bì nông), phần sóng lượn xuống dưới gọi là Lưới trung bì

Lớp Nhú trung bì:Nằm sát với lớp đáy của lớp Thượng bì, được tạo thành chủ yếu từ mô liên kết lỏng lẻo.

Trên bề mặt có những gai nhô lên các gai bì (papille), còn gọi là nhú bì ăn sâu vào thượng bì.

Các gai bì do tổ chức liên kết non tạo nên, ở đó có chứa nhiều mao mạch, giúp liên kết với thượng bì.

Các gai bì này có kích thước không giống nhau tùy thuộc vào vị trí trên cơ thể, mỏng ở mặt, dài ở lòng bàn tay/ chân.

Lớp nhú của da chính là thứ tạo ra dấu vân tay.

Chức năng:

Lớp Lưới trung bì:Nằm dưới lớp Nhú trung bì, nhưng khác với lớp Nhú trung bì, nó được tạo thành từ các mô liên kết dày đặc không đều.

Chứa các sợi collagen, Elastin cung cấp sức mạnh cho da, khả năng kéo căng và giúp da có tính đàn hồi.

Ngoài ra, tại lớp lưới còn chứa các cấu trúc: mạch máu, nang lông, gốc móng, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi và các thụ thể thần kinh.

Chức năng trung bì:

Làm hàng rào sinh học miễn dịch, tạo ra một số men và chất chế tiết, đáp ứng viêm và phản ứng, dị ứng.

Lớp hạ bì ( Lớp mỡ dưới da)

Lớp Hạ bì nằm dưới lớp Trung bì, là lớp cuối cùng trong cấu trúc da, giúp trung bì liên kết với cấu trúc bên dưới.

Lớp Hạ bì gồm tập hợp rất nhiều các mạch máu ( cung cấp máu cho mạch máu ở lớp Trung bì) và các phân tử chất béo nên còn được gọi là Lớp mỡ dưới da.

Lớp này có chức năng: Cách nhiệt cho cơ thể, dự trữ năng lượng, tăng cường tính linh động cho da giúp giảm tổn thương cho da trước những tổn thương từ bên ngoài, tổng hợp estrogen và testosterone.

Các thành phần phụ khác của daTuyến mồ hôi:Là những cấu trúc có dạng ống nhỏ của da tạo ra mồ hôi.

Các tuyến mồ hôi là một loại tuyến ngoại tiết, là các tuyến sản xuất và tiết ra các chất trên bề mặt biểu mô thông qua các ống dẫn.

Có hai loại Tuyến mồ hôi:

Nang lôngNó nằm trong lớp biểu bì của da và được tạo thành từ Keratin.

Nang lông phân bố trên toàn cơ thể, trừ lòng bàn tay và chân và có nhiều loại lông khác nhau tùy thuộc vào từng vùng trên cơ thể.

Tuyến bã nhờnTuyến bã nhờn là các tuyến ngoại tiết siêu nhỏ trong da tiết ra, có dạng chất nhờn hoặc sáp, được gọi là bã nhờn, để bôi trơn và chống thấm da và lông, tóc.

Nang lông phân bố trên toàn cơ thể, trừ lòng bàn tay và chân.

Chất nhờn do Tuyến bã nhờn tiết ra có vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường axit trên bề mặt da, góp phần duy trì hàng rào bảo vệ da.

MóngMóng được làm từ một loại protein được gọi là keratin (chất sừng), chất này còn cấu tạo nên sừng, tóc và một phần của da.

Móng được xem là một trong những bộ phận rắn chắt nhất trên cơ thể người.

Cấu trúc Móng gồm có 3 lớp:

Morinda White là sữa rửa mặt tạo bọt có chiết xuất từ dâu tằm có lợi cho da. Không chỉ nhẹ nhàng loại bỏ bất kỳ loại tạp chất, bụi bẩn nào còn sót lại trên da. Sản phẩm còn nuôi dưỡng, bảo vệ làn da từ sâu bên trong. Hứa hẹn một làn da mịn màng, rạng rỡ ngay từ lần sử dụng đầu tiên.

Những cô nàng có làn da nhờn mụn hay những bạn có da thường nhưng vào ngày hè nắng nóng thường da tiết nhờn nhiều hơn, nếu rửa không sạch sẽ dễ phát sinh mụn. Đó là lý do mà bạn cần đọc bài viết này giúp rửa mặt sạch, không còn mụn trên mặt của mình.

Việc chăm sóc và điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn nếu làn da của bạn vừa tiết nhiều dầu lại xuất hiện mụn thường xuyên. Đây là thời điểm bạn nên bắt đầu lựa chọn sữa rửa mặt cho da dầu mụn, nhằm điều tiết dầu nhờn trên da và tăng cường khả năng trị mụn một cách hiệu quả.

Nếu bạn đã chăm sóc da kĩ càng nhưng vẫn chưa có được làn da mịn màng, căng bóng như mong muốn thì rất có thể bạn đang mắc sai lầm ngay từ bước rửa mặt rồi đấy. Thói quen rửa mặt sẽ ảnh hưởng lớn tới làn da. Hãy cùng Melinka xem những lỗi sai khi rửa mặt mà các nàng hay mắc phải là gì nhé!

Tin tức

Da có mấy lớp? Chức năng của da là gì?

  • 24/07/2023 | Hướng dẫn chăm sóc các loại da mặt đúng cách
  • 07/09/2023 | Cấu trúc da mặt và da toàn thân khác nhau như thế nào?
Hiểu về làn da cấu trúc da gồm 3 lớp biểu bì, hạ bì và mô dưới da
Hiểu về làn da cấu trúc da gồm 3 lớp biểu bì, hạ bì và mô dưới da

Keratinocyte giúp giao tiếp tế bào

Lớp sừng trên da có tác dụng ngăn không cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào da. Cũng chính vì thế, khi bôi một hoạt chất nào đó. Sẽ rất khó để chúng có thể đi qua lớp sừng mà xuống tận đến trung bì và hạ bì. Nếu làm được thì chỉ là đối với các phương pháp tiêm trực tiếp vào da thôi. Ngay lúc này đây, Keratinocyte lại trở thành một vị “anh hùng” giải quyết chuyện này. Lý do là vì Keratinocyte giúp sản sinh ra những tiền tố để các tế bào giao tiếp với nhau. Và khi mỹ phẩm có những gốc tương tự như vậy, chúng cũng sẽ kích thích, tác động đến các tế bào nằm sâu dưới da mà không cần phải thẩm thấu xuống tận trung bì hay hạ bì. Retinol hay Tretinoin chính là một ví dụ điển hình về hoạt chất giao tiếp tế bào đấy!

Cấu trúc và vai trò của da

1.Cấu trúc của da

Da được cấu tạo bởi nhiều lớp khác nhau :

  • Biểu bì: chính là lớp da ngoài cùng, biểu bì gồm 5 lớp tế bào: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp bóng và lớp sừng.
  • Trung bì: Bao gồm lớp nhú và lưới
  • Lớp dưới da: bao gồm các mô mỡ. Nó cũng chứa các tiểu thể Vater-Pacini (cơ quan thụ cảm) và các nang lông.

1.Vai trò của da

* Các chức năng chính của da bao gồm:

– Bảo vệ cơ thể chống lại mọi tác nhân bên ngoài như:

+ Cơ, nhiệt, chấn thương vật lý khác

+ Các tác nhân có hại

+ Mất quá nhiều độ ẩm và vitamin

+ Tác hại của bức xạ và tia UV

– Điều hòa nhiệt độ cơ thể: Một trong những chức năng quan trọng của da là bảo vệ cơ thể khỏi lạnh hoặc nóng và duy trì nhiệt độ cơ thể không đổi. Điều này đạt được nhờ sự thay đổi lưu lượng máu qua lớp mạch máu da. Trong thời kỳ ấm áp, các mạch giãn ra, da đỏ lên và hình thành các hạt mồ hôi trên bề mặt (giãn mạch = lưu lượng máu nhiều hơn = mất nhiệt trực tiếp nhiều hơn). Vào thời kỳ lạnh, mạch máu co lại, cản trở nhiệt thoát ra ngoài (co mạch = máu chảy ít hơn = giảm nhiệt mất). Sự bài tiết và bay hơi của mồ hôi từ bề mặt da cũng giúp làm mát cơ thể.

– Cảm nhận những kích thích đau đớn và dễ chịu: Da là cơ quan ‘xúc giác’ kích hoạt phản ứng nếu chúng ta chạm vào hoặc cảm nhận thứ gì đó, bao gồm cả những thứ có thể gây đau. Điều này rất quan trọng đối với những bệnh nhân có bệnh lý về da, vì nhiều người có thể bị đau và ngứa và gây giảm chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra da còn có chức năng thẩm mỹ, tạo nên ngoại hình rất quan trọng trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày.

* Một vài chức năng khác:

– Giám sát miễn dịch học: Da là một cơ quan miễn dịch quan trọng, được tạo thành từ các cấu trúc và tế bào quan trọng. Tùy thuộc vào phản ứng miễn dịch, nhiều loại tế bào và sứ giả hóa học (cytokine) có liên quan.

– Chức năng sinh hóa: Da tham gia vào một số quá trình sinh hóa. Khi có ánh sáng mặt trời, một dạng vitamin D được gọi là cholecalciferol được tổng hợp từ một dẫn xuất của cholesterol steroid trong da. Gan chuyển đổi cholecalciferol thành calcidiol, sau đó được chuyển thành calcitriol (dạng hóa học hoạt động của vitamin) trong thận. Vitamin D cần thiết cho sự hấp thụ bình thường của canxi và phốt pho, cần thiết cho xương khỏe mạnh. Da cũng chứa các thụ thể đối với các hormone steroid khác (oestrogen, progestogen và glucocorticoid) và vitamin A.

– Chức năng xã hội và tính dục: Mọi người đưa ra đánh giá dựa trên những gì họ nhìn thấy và có thể hình thành ấn tượng đầu tiên của họ về một người nào đó dựa trên vẻ ngoài của người đó. Trong suốt lịch sử, mọi người được đánh giá vì làn da của họ, chẳng hạn như do màu sắc hoặc sự hiện diện của tình trạng da hoặc sẹo. Các bác sĩ sẽ đánh giá được nhiều dấu hiệu bệnh tật dựa trên làn da của bạn.

Da lưu giữ các hóa chất và chất dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể đồng thời cung cấp hàng rào chống lại các chất nguy hiểm xâm nhập vào cơ thể và bảo vệ khỏi tác hại của bức xạ tia cực tím do mặt trời phát ra. Ngoài ra, màu da, kết cấu và nếp gấp giúp đánh dấu mọi người là cá nhân. Bất cứ điều gì cản trở chức năng của da hoặc gây ra những thay đổi về ngoại hình đều có thể gây ra những hậu quả lớn đối với sức khỏe thể chất và tinh thần.

Nhiều vấn đề xuất hiện trên da chỉ giới hạn ở da. Tuy nhiên, đôi khi, làn da cung cấp manh mối cho một chứng rối loạn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Do đó, các bác sĩ thường phải xem xét nhiều bệnh có thể xảy ra khi đánh giá các vấn đề về da. Họ có thể cần phải yêu cầu xét nghiệm máu hoặc các xét nghiệm khác trong phòng thí nghiệm để tìm kiếm bệnh nội khoa ở những người gặp vấn đề về da với họ.

Video 28 Cấu trúc lớp thượng bì của da và các ứng dụng thẩm mỹ
Video 28 Cấu trúc lớp thượng bì của da và các ứng dụng thẩm mỹ

Các tầng lớp của da

2.Lớp biểu bì

Biểu bì là lớp ngoài cùng của da, được định nghĩa là biểu mô vảy phân tầng, chủ yếu bao gồm các tế bào sừng trong các giai đoạn biệt hóa tiến triển. Tế bào sừng tạo ra chất sừng protein và là thành phần xây dựng chính (tế bào) của lớp biểu bì. Vì lớp biểu bì là vô mạch (không chứa mạch máu), nó hoàn toàn phụ thuộc vào lớp hạ bì bên dưới để phân phối chất dinh dưỡng và thải chất thải qua màng đáy.

Chức năng chính của lớp biểu bì là hoạt động như một rào cản vật lý và sinh học đối với môi trường bên ngoài, ngăn chặn sự xâm nhập của các chất kích thích và chất gây dị ứng. Đồng thời, nó ngăn ngừa sự mất nước và duy trì cân bằng nội môi. Biểu bì được cấu tạo bởi các lớp; hầu hết các bộ phận cơ thể có bốn lớp, nhưng những người có lớp da dày nhất có năm lớp.

Các tế bào ở da bao gồm:

– Tế bào sừng (Keratinocyte) sản xuất keratin (protein dạng sợi dai). Tế bào sừng được hình thành do sự phân chia trong lớp đáy. Khi chúng di chuyển lên qua tầng gai và tầng hạt, chúng phân hóa để tạo thành một cấu trúc bên trong cứng chắc của keratin, vi sợi và vi ống (keratinisation). Lớp ngoài của biểu bì, lớp sừng, bao gồm các lớp tế bào chết dẹt đã mất nhân. Các tế bào này sau đó bị bong ra khỏi da (bong vảy); quá trình hoàn chỉnh này mất khoảng 28 ngày.

Giữa các tế bào sừng này có một hỗn hợp phức tạp của lipid và protein. Các lipid gian bào này bị phân hủy bởi các enzyme từ tế bào sừng để tạo ra một hỗn hợp lipid gồm ceramide (phospholipid), axit béo và cholesterol. Các phân tử này được sắp xếp theo kiểu tổ chức cao, kết hợp với nhau và các tế bào sừng để tạo thành hàng rào lipid của da chống lại sự mất nước và sự xâm nhập của các chất gây dị ứng và kích ứng.

Lớp sừng có thể được hình dung như một bức tường gạch, với các tế bào sừng tạo thành gạch và các lớp lipid tạo thành vữa. Vì các tế bào sừng có chứa chất giữ nước – một yếu tố giữ ẩm tự nhiên – chúng hút và giữ nước. Hàm lượng nước cao trong các tế bào sừng khiến chúng phồng lên, giữ cho lớp sừng mềm dẻo và đàn hồi, đồng thời ngăn ngừa sự hình thành các vết nứt và rạn. Đây là một lưu ý quan trọng khi áp dụng các loại thuốc bôi ngoài da. Chúng được hấp thụ qua hàng rào biểu bì vào các mô và cấu trúc bên dưới (hấp thụ qua da) và chuyển đến hệ tuần hoàn.

Lớp sừng quy định số lượng và tốc độ hấp thụ qua da. Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến điều này là độ ẩm của da và độ ẩm môi trường. Ở những làn da khỏe mạnh với quá trình hydrat hóa bình thường, thuốc chỉ có thể thâm nhập vào lớp sừng bằng cách đi qua hàng rào lipid chặt chẽ, tương đối khô giữa các tế bào. Khi tăng độ ẩm cho da hoặc hàng rào bình thường của da bị suy giảm do bệnh da, bong tróc, bào mòn, nứt nẻ hoặc sinh non, sự hấp thụ qua da sẽ tăng lên.

– Tế bào hắc tố: những tế bào này tạo ra sắc tố da sẫm màu. Tế bào hắc tố được tìm thấy ở tầng đáy và nằm rải rác giữa các tế bào sừng dọc theo màng đáy với tỷ lệ một tế bào hắc tố trên 10 tế bào đáy. Chúng tạo ra sắc tố melanin, được sản xuất từ tyrosine, là một axit amin, được đóng gói trong các túi tế bào gọi là melanosomes, và được vận chuyển và phân phối vào tế bào chất của tế bào sừng. Chức năng chính của melanin là hấp thụ bức xạ tia cực tím (UV) để bảo vệ chúng ta khỏi tác hại của nó.

Màu da không được xác định bởi số lượng tế bào hắc tố mà bởi số lượng và kích thước của các melanosome. Nó bị ảnh hưởng bởi một số sắc tố, bao gồm melanin, caroten và hemoglobin. Melanin được chuyển vào tế bào sừng thông qua melanosome. Do đó, màu sắc của da phụ thuộc vào số lượng melanin được sản xuất bởi các tế bào hắc tố ở tầng đáy và được các tế bào sừng tiếp nhận.

Melanin xuất hiện ở hai dạng chính:

+ Eumelanin: tồn tại dưới dạng đen và nâu

+ Pheomelanin: tạo màu đỏ

Màu da cũng bị ảnh hưởng bởi việc tiếp xúc với bức xạ UV, các yếu tố di truyền và ảnh hưởng nội tiết tố.

– Tế bào Merkel: được liên kết với các đầu dây thần kinh cảm giác. Những tế bào này chỉ hiện diện với một số lượng rất nhỏ trong tầng đáy. Chúng liên kết chặt chẽ với các sợi tận cùng của dây thần kinh da và dường như có vai trò trong cảm giác, đặc biệt là ở các vùng trên cơ thể như lòng bàn tay, lòng bàn chân và cơ quan sinh dục.

– Tế bào Langerhans: tế bào đuôi gai giống đại thực bào. Đây là những tế bào đại diện cho kháng nguyên (vi sinh vật và protein lạ) được tìm thấy trong lớp gai. Chúng là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể và thường xuyên theo dõi các kháng nguyên trong môi trường xung quanh để có thể bẫy chúng và trình bày chúng với tế bào lympho T-helper, do đó kích hoạt phản ứng miễn dịch

Quá trình sừng hóa của lớp biểu bì là một quá trình liên tục. Các tế bào cần thiết cho sự đổi mới liên tục này đến từ lớp cơ bản nơi diễn ra quá trình phân chia tế bào. Vì quá trình này rất nhạy cảm với bức xạ , có các sắc tố trong lớp mầm tạo ra một lớp bảo vệ da sẫm màu hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mạnh.

Mặt khác, lớp sừng rất mỏng ở những nơi cần độ mềm dẻo cao hơn, chẳng hạn như trên mí mắt. Ở những nơi tiếp xúc với căng thẳng cơ học, như lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, nó dày hơn và có thể hình thành vết chai. Sự hình thành các vết chai là một cơ chế bảo vệ. Ngay sau khi các tác động giảm xuống, sự hình thành các lớp dày hơn sẽ dừng lại.

2.Lớp hạ bì

Hạ bì, lớp tiếp theo của da, là một lớp mô sợi dày và đàn hồi (được tạo ra chủ yếu từ collagen, với một thành phần nhỏ nhưng quan trọng là elastin) mang lại cho da sự dẻo dai và khỏe mạnh. Lớp hạ bì chứa các đầu dây thần kinh, tuyến mồ hôi và tuyến dầu (tuyến bã nhờn), nang lông và mạch máu.

Các đầu dây thần kinh cảm nhận cảm giác đau, xúc giác, áp lực và nhiệt độ. Một số vùng da chứa nhiều đầu dây thần kinh hơn những vùng khác. Ví dụ, các đầu ngón tay và ngón chân chứa nhiều dây thần kinh và cực kỳ nhạy cảm khi chạm vào.

Các tuyến mồ hôi tiết ra mồ hôi để phản ứng với nhiệt và căng thẳng. Mồ hôi bao gồm nước, muối và các hóa chất khác. Khi mồ hôi bốc hơi khỏi da, nó sẽ giúp làm mát cơ thể. Các tuyến mồ hôi chuyên biệt ở nách và vùng sinh dục (tuyến mồ hôi apocrine) tiết ra mồ hôi dầu, đặc, tạo ra mùi cơ thể đặc trưng khi mồ hôi được tiêu hóa bởi vi khuẩn da ở những vùng đó.

Các tuyến bã nhờn tiết ra chất nhờn vào nang lông. Bã nhờn là một loại dầu giữ cho da ẩm và mềm mại và hoạt động như một hàng rào chống lại các chất lạ.

Các nang tóc tạo ra nhiều loại tóc khác nhau trên khắp cơ thể. Tóc không chỉ góp phần tạo nên vẻ ngoài của một người mà còn có một số vai trò quan trọng về thể chất, bao gồm điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, bảo vệ khỏi tổn thương và tăng cường cảm giác. Một phần của nang cũng chứa các tế bào gốc có khả năng mọc lại các lớp biểu bì bị tổn thương.

Các mạch máu của lớp hạ bì cung cấp chất dinh dưỡng cho da và giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Nhiệt làm cho các mạch máu nở ra (giãn ra), cho phép một lượng lớn máu lưu thông gần bề mặt da, nơi có thể giải phóng nhiệt. Lạnh làm cho các mạch máu thu hẹp (co lại), giữ nhiệt cho cơ thể.

Ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, số lượng các đầu dây thần kinh, tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn, nang lông và mạch máu khác nhau. Ví dụ, đỉnh đầu có nhiều nang lông, trong khi lòng bàn chân không có.

Lớp mỡ

Bên dưới lớp hạ bì là một lớp chất béo giúp cách nhiệt cơ thể khỏi nhiệt và lạnh, tạo lớp đệm bảo vệ và đóng vai trò như một khu vực dự trữ năng lượng. Chất béo được chứa trong các tế bào sống, được gọi là tế bào mỡ, được tổ chức với nhau bằng mô sợi. Lớp mỡ có độ dày khác nhau, từ một phần inch trên mí mắt đến vài inch trên bụng và mông ở một số người.

Biết cấu tạo da để làm gì? Cứ lên mạng xem review sản phẩm rồi mua mà dùng thôi. Và rồi dùng mãi mà da chẳng chịu đẹp. Bạn lại thắc mắc “Tại sao vậy? Mình cũng dùng giống họ mà!”. Lúc này đây, không ai có thể giúp bạn trả lời những câu hỏi này cả. Vì bạn đã không hiểu làn da của mình thì còn ai hiểu được chứ! Vậy nên, đằng nào cũng phải biết, chi bằng biết ngay từ bây giờ. Hãy cùng Twins bắt đầu từ lớp đầu tiên của cấu trúc da – lớp thượng bì và tế bào Keratinocytes .

Nhiệm vụ của Twins là truyền tải khoa học làn da đến với bạn một cách thật gần gũi. Nên bạn đừng quá lo lắng những kiến thức dưới đây sẽ khó hiểu nhé! Vì Twins cũng sẽ liên hệ nhiều đến thực tế để bạn dễ hình dung hơn. Giờ thì bắt đầu thôi!

Có gì trong bài viết này

Diễn biến chu trình thay da

Cụ thể, chu trình thay da được diễn ra như sau:

Ở lớp đáy

Tại đây, tế bào keratinocytes được sản sinh mạnh và liên tục. Trong những tế bào này, một số sẽ di chuyển lên những lớp phía trên da và trở thành tế bào chết. Một số thì vẫn ở lại với “cha mẹ” của chúng, tiếp tục duy trì quần thể keratinocyte cơ bản. Những tế bào này được gọi là tế bào gốc.

Nghe đến cụm từ “Tế bào gốc” bạn có thấy quen không? Chắc hẳn bạn cũng đã nghe đến các sản phẩm dưỡng da có chứa tế bào gốc. Nhân đây thì Twins cũng sẽ nhắc nhẹ đến vấn đề này, tránh để bạn nhận phải một cú lừa từ nhãn hàng.

Theo đó, tế bào gốc phải được sống trong một thực thể sống ví dụ như cơ thể người. Vậy thử hỏi khi cho vào một hũ kem, “bạn muốn tế bào gốc sống sao” để phát huy tác dụng lên da nè. Hay cứ cho là có mỹ phẩm tế bào gốc thật đi. Nhưng với nhiều lớp da ở trên như vậy. Mỹ phẩm đó cũng không thể nào xuống tận lớp đáy để gặp “hội bạn tế bào gốc”. Rồi thực hiện những chức năng tái tạo da gì gì đó đâu nhé. Vậy nên, hãy cẩn thận với những lời “có cánh” từ nhà sản xuất về mỹ phẩm tế bào gốc.

Ở lớp gai

Các keratinocytes sản xuất rất nhiều chất sừng keratin trong lớp này. Dần dần ở đây trở nên đầy keratin và các tế bào keratinocytes sẽ tiếp tục được đẩy lên các tầng tiếp theo. Một khi các tế bào keratinocytes rời khỏi lớp gai, chúng sẽ chết.

Ở lớp hạt

Quá trình sừng hóa bắt đầu. Keratin lúc này sẽ được chứa trong các hạt có tên gọi là keratohyalin. Những hạt này không chỉ chứa chất sừng Keratin thôi đâu. Chúng còn chứa cả Lipid (50% ceramide, 25% cholestorol, 25% acid béo) và các nhân tố giữ ẩm tự nhiên (NMF- Natural Moisturizing Factor). Nói một chút về NMF, bạn có thể bắt gặp nhân tố này dưới các dạng rất quen thuộc như muối của Acid lactic, urea, HA, peptide… đấy.

Ở lớp sừng

Lúc này các tế bào keratinocytes hoàn toàn mất nhân. Chúng trở thành các tế bào chết (cornocytes) và xếp chồng lên nhau. Khoảng 15-20 lớp tuỳ vị trí, tuỳ da của mỗi người. Ai ít lớp sừng này hơn thì da thường sẽ mỏng hơn. Các tế bào chết này sẽ ở lại trên bề mặt da khoảng 14 ngày rồi bong ra.

Cấu tạo của làn da: lớp thượng bì (biểu bì)
Cấu tạo của làn da: lớp thượng bì (biểu bì)

Keratinocyte và sức khỏe làn da

Đây có thể nói là điều tuyệt vời hơn hết mà Keratinocyte đã làm được. Mục đích sự xuất hiện của tế bào này không phải để làn da trở nên đẹp hơn. Mà điều quý giá ở đây là Keratinocyte giúp cho da chúng ta được khỏe. Tất cả là do Keratinocyte tham gia nhiệt tình vào tuyến phòng thủ đầu tiên trong hệ miễn dịch của da.

3 hàng rào của tuyến phòng thủ đầu tiên

Ở tuyến phòng thủ đầu tiên này, Keratinocyte sẽ thực hiện nhiệm vụ thông qua 3 hàng rào chính:

Đầu tiên là hàng rào sinh học. Trên da chúng ta có một hệ vi sinh cực kỳ phong phú. Bao gồm cả vi sinh tốt và xấu. Trong điều kiện lý tưởng, những vi sinh tốt sẽ ăn thức ăn và chiếm chỗ ở của vi sinh xấu. Để vi sinh xấu không bị tăng sinh quá nhiều và gây hại da của chúng ta.

Tiếp theo là hàng rào vật lý. Tại đây, các sợi keratin của tế bào sừng Keratinocyte sẽ ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như vi sinh vật. Bằng cách kháng lại sự ăn mòn của các men tiêu hóa protein do vi khuẩn tiết ra. Ngoài ra, Keratinocyte còn liên kết chặt chẽ với các phiến lipid xen kẽ. Tạo nên sự liền lạc của lớp thượng bì. Từ đó giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố gây hại từ môi trường ngoài.

Cuối cùng là hàng rào hóa học, liên quan đến pH sinh lý của da. Với tính axit ở vào khoảng 4.5-5.5, độ pH này có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Bên cạnh đó, tại đây còn sản xuất ra các tế bào Keratinocyte, Peptide, Lipid giúp phá hủy màng tế bào của vi khuẩn, hủy màng bọc của virus và có hoạt tính kháng nấm.

Keratinocyte giúp điều hòa quá trình gây viêm

Ngoài tham gia tuyến phòng thủ đầu tiên của da, Keratinocyte còn giúp điều hòa quá trình gây viêm. Ngăn không cho da bị hoại tử hay sẹo rỗ nếu tình trạng viêm kéo dài. Và nếu ở tuyến phòng thủ đầu tiên, Keratinocyte hoạt động không tốt. Tế bào này cũng sẽ nhờ các tế bào “anh lớn” phía dưới hỗ trợ tham gia vào tuyến phòng thủ thứ 2 và thứ 3. Quả là một tế bào “chăm chỉ và tràn đầy nhiệt huyết” các bạn nhỉ?

Kết thúc phần 2 ở đây. Twins nghĩ mình cũng đã cung cấp cho các bạn khá đầy đủ về tế bào sừng Keratinocyte rồi. Vậy nên trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu vào các tế bào còn lại của lớp thượng bì. Các bạn cũng có thể thấy, Twins phải dùng đến 2 phần mới có thể nói hết về Keratinocyte. Vì những ứng dụng của tế bào này là đặc biệt quan trọng. Vậy nên các bạn nhớ note lại kỹ càng để áp dụng vào quy trình skincare của mình tốt hơn nhé!

Chúc các bạn luôn vui vẻ và xinh đẹp!

Bài viết thuộc quyền sở hữu của Twins Skin. Vui lòng không copy dưới mọi hình thức khi chưa có sự cho phép từ Twins Skin.

Twins Skin là thương hiệu mỹ phẩm chuẩn khoa học đầu tiên của Việt Nam, tiên phong ứng dụng các công nghệ bọc tiên tiến, dựa trên nền tảng khoa học đã được nghiên cứu chứng nhận. Đội ngũ nghiên cứu của Twins Skin gồm: kỹ sư hoá sinh, kỹ sư hoá dược, sự tham vấn từ bác sĩ da liễu và bác sĩ da liễu thẩm mỹ.

Mỗi khách hàng đến với Twins Skin đều sẽ được thiết quy trình cá nhân hoá dựa vào lịch sử da và vấn đề da. Twins Skin cam kết đảm bảo quyền lợi của bạn với chính sách bảo hành/đổi trả miễn phí. Tìm hiểu và kết nối cùng Twins tại:

Cấu trúc của da, các tầng lớp và vai trò

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng – Bác sĩ Da Liễu – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Da là một trong những cơ quan lớn nhất trong cơ thể về diện tích bề mặt và trọng lượng. Da bao gồm hai lớp chính: lớp biểu bì và lớp trung bì. Da có ba chức năng chính: bảo vệ, điều hòa nhiệt độ và cảm giác. Vết thương ảnh hưởng đến tất cả các chức năng của da. Bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc của da, các tầng lớp và vai trò của da.

Các chức năng chính của da

Đối với cơ thể, da có những chức năng sau:

  • Điều hòa thân nhiệt: Hoạt động của tuyến mồ hôi, hệ thống mạch máu và lớp mô mỡ dưới da giúp điều hòa thân nhiệt cho cơ thể.
  • Tiếp nhận cảm giác: Hệ thống dây trên kinh dưới da sẽ tiếp nhận và giúp ta cảm nhận được những vấn đề bao gồm nóng, lạnh, đau, áp lực, tiếp xúc. Điều này giúp cơ thể thích nghi cũng như tránh được những tác động làm tổn hại cơ thể từ bên ngoài.
  • Bảo vệ cơ thể: Da bao bọc toàn bộ cơ thể, giữ nhiệm vụ như một “hàng rào” bảo vệ các cơ quan khỏi tác động từ bên ngoài bao gồm yếu tố cơ học, hóa học, sinh học,…
  • Chức năng bài tiết: Tuyến mồ hôi dưới da có tác dụng bài tiết chất cặn bã, giúp da mềm mại hơn. Ngoài ra, tuyến bã nhờn có nhiệm vụ như lớp sừng bảo vệ da không bị ngấm nước đồng thời cung cấp khả năng chống lại nấm, vi khuẩn,…
  • Sản xuất melanin cho da: Các huyết sắc tố dưới da melanocytes chịu trách nhiệm sản xuất melanosome sau đó phân phối đến các tế bào khác trong cơ thể giúp bảo vệ tế bào khỏi những tác động từ tia UVA, UVB,…
  • Tái tạo da: Da có khả năng tự phục hồi nhờ quá trình tái tạo tế bào mới sau khi bị tổn thương. Tuy nhiên, càng lớn tuổi, chức năng này càng suy yếu khiến da trở nên nhăn nheo, mất sức sống.
  • Vận chuyển chất dinh dưỡng: Các tế bào mỡ dưới da có tác dụng cung cấp dưỡng chất cần thiết khi cơ thể cần thông qua hệ thống mạch máu.

Da bảo vệ cơ thể khỏi các tác hại từ bên ngoài

[SKINCARE VỠ LÒNG] CẤU TRÚC DA THƯỢNG BÌ P1 - TẾ BÀO SỪNG KERATYNOCYTE - ỨNG DỤNG TRONG SKINCARE
[SKINCARE VỠ LÒNG] CẤU TRÚC DA THƯỢNG BÌ P1 – TẾ BÀO SỪNG KERATYNOCYTE – ỨNG DỤNG TRONG SKINCARE

Phần phụ của da

Tóc và móng tay cũng được coi là một phần của da, tức là hệ thống liên kết. Như vậy, chúng được gọi là phần phụ của da.

4.Tóc – cơ quan bảo vệ và xúc giác

Tóc có nhiều chức năng khác nhau. Nó đóng vai trò bảo vệ chống lại cái lạnh và như một cơ quan xúc giác quan trọng.

Sự phát triển của tóc bắt đầu ở lớp hạ bì, cụ thể hơn là ở lớp nhú tóc. Lông bao gồm các tế bào sừng hóa nổi lên và di chuyển lên bên trong nang lông. Khi sợi tóc trồi lên khỏi bề mặt da, nó sẽ làm như vậy ở một góc hơi nghiêng. Đối với mỗi nang lông, có một tuyến bã nhờn liền kề và thường là một tuyến mùi.

Tóc có thể dựng lên nhờ hoạt động của cơ bắp, đó là điều sẽ xảy ra khi bạn bị ‘rùng mình dọc sống lưng’. Đó là một chức năng rất lâu đời của cơ thể con người mà không thể thay đổi trong tình trạng ‘nổi da gà’ (cutis anserina). Hơn nữa, các sợi thần kinh có trong tóc khiến tóc rất dễ bị chạm vào nhau.

Sự phát triển của lông: Ở trẻ sơ sinh, toàn bộ cơ thể được bao phủ bởi một lớp lông rất mịn gọi là lông vellus. Trong độ tuổi dậy thì, lông đầu bắt đầu mọc, dày hơn nhiều và chủ yếu ở một số vùng trên cơ thể, chẳng hạn như vùng sinh dục hoặc mặt (râu). Phần còn lại của lông trên cơ thể ít rõ rệt hơn và 4% bề mặt da không được bao phủ bởi lông bao gồm:

+ Lòng bàn tay

+ Lòng bàn chân

+ Móng tay

+ Móng chân

+ Môi

Những phần không có lông này của da được gọi là da băng, trái ngược với da có lông.

Tóc mọc thêm khoảng 1cm mỗi tháng. Chu kỳ sinh trưởng được chia thành 3 giai đoạn.

– Giai đoạn 1 kéo dài 2–10 năm. Nó được gọi là giai đoạn tăng trưởng hoặc giai đoạn anagen.

– Giai đoạn 2 kéo dài khoảng 2 tuần. Nó được gọi là giai đoạn chuyển tiếp hoặc giai đoạn catagen.

– Giai đoạn 3 kéo dài khoảng 3–8 tháng. Nó được gọi là giai đoạn nghỉ ngơi hoặc giai đoạn telogen .

Các giai đoạn này được xác định đối với một nang tóc trải qua chu kỳ này lên đến 10 lần. Sau đó, nó không hình thành bất kỳ sợi lông nào nữa. Một người khỏe mạnh mất tới 100 sợi tóc mỗi ngày.

4.Móng tay – cơ quan bảo vệ và nắm bắt

Móng tay được tạo ra từ các tế bào sừng hóa cứng và dày đặc của lớp biểu bì . Chúng hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng là có thể cầm nắm các vật nhỏ, tương tự như hoạt động của nhíp. Hơn nữa, chúng đóng vai trò như một lớp bảo vệ quan trọng của các đầu ngón tay và ngón chân trước các chấn thương. Móng tay trong mờ. Màu hồng nhẹ nhàng chiếu qua là móng tay được cung cấp máu rất tốt.

Phần cuối của móng hình lưỡi liềm màu trắng (về phía cơ thể) được gọi là lunula (‘mặt trăng nhỏ’). Ở đây, màu trắng thực tế của móng có thể được đánh giá cao vì móng không trong suốt ở phần này. Giữa gai và da, có một lớp bảo vệ được gọi là lớp biểu bì, ngăn vi trùng xâm nhập. Phía sau lớp biểu bì (về phía thân) có gốc móng tay. Nó tạo thành các tế bào sừng hóa đẩy móng về phía trước. Móng tay mọc nhanh hơn móng chân. Tốc độ phát triển điển hình của móng tay là 1 mm mỗi tuần; móng chân mọc thêm 0,5 mm mỗi tuần.

Cấu trúc của móng:

– Tấm móng tay: bề mặt của tuyến bã nhờn

– Lớp móng: liên tục với các lớp basale và spinosum

– Gốc móng tay: bao phủ vùng nảy mầm hoặc chất nền

– Eponychium (lớp biểu bì)

– Hyponychium

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: merckmanuals.com, byjus.com, nursingtimes.net

Thượng bì

Thượng bì

Ảnh mô học của thượng bì (đánh dấu bằng thanh màu trắng)

Ảnh mô học các lớp của thượng bì. Lớp sừng (stratum corneum) dày hơn ảnh trên là do đây là hai mẫu lấy từ hai vị trí khác nhau

Chi tiết
Một phần của Da
Cơ quan Hệ vỏ bọc
Định danh
Latinh Epidermis
MeSH D004817
TA A16.0.00.009
TH H3.12.00.1.01001
FMA 70596
Thuật ngữ mô học

Thượng bì là lớp ngoài cùng trong ba lớp tạo nên da, các lớp bên trong bao gồm hạ bì và trung bì.[1] Lớp thượng bì là một hàng rào ngăn nhiễm trùng do các mầm bệnh từ môi trường[2] và điều hòa lượng nước khỏi cơ thể vào trong không khí qua thoát hơi nước qua thượng bì.[3] Thượng bì bao gồm nhiều lớp tế bào dẹt[4] nằm trên một lớp tế bào đáy gồm tế bào hình trụ.

Các hàng tế bào phát triển từ tế bào gốc trong lớp đáy. Cơ chế tế bào điều hòa nước và natri (ENaCs) được tìm thấy trong tất cả các lớp thượng bì.[5]

Thượng bì của con người là một ví dụ đặc trưng của biểu mô, đặc biệt là một biểu mô lát tầng sừng hóa.

Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]

Hàng rào bảo vệ[sửa | sửa mã nguồn]

Thượng bì có chức năng như một hàng rào để bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn, stess oxy hóa (tia cực tím), và hóa chất, và cản trở cơ học các chấn thương nhỏ. Hầu hết vai trò bảo vệ của hàng rào này là nhờ lớp sừng.[8]

Giữ ẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Khả năng giữ nước của da là chủ yếu do lớp sừng và rất quan trọng cho việc duy trì làn da khỏe mạnh.[9] Chất béo sắp xếp theo một bậc thang và tổ chức giữa các tế bào của lớp sừng tạo thành một hàng rào mất nước qua da.[10][11]

Màu da[sửa | sửa mã nguồn]

Số lượng và phân phối của tế bào hắc tố trong thượng bì là nguyên nhân cho đa dạng về màu da trong Homo sapiens…. Được tìm thấy trong melanosome, hạt hình thành trong tế bào hắc tố từ đó chúng được chuyển đến các tế bào sừng xung quanh. Kích thước, số lượng và sắp xếp những melanosome khác nhau giữa các chủng tộc, tuy nhiên dù số lượng tế bào hắc tố có thể thay đổi khác nhau giữa vùng cơ thể, số lượng của chúng giống nhau ở tất cả các vùng trên tất cả mọi người. Số lượng melanosome trong sừngs làm tăng sự tiếp xúc với tia cực tím, còn phân bố của chúng hầu như không ảnh hưởng.[12]

LÊN KẾ HOẠCH CHO CUỘC ĐỜI - MÙNG 04 TẾT - XUÂN GIÁP THÌN -TT. TS. Thích Chân Quang - Ngày 13/02/2024
LÊN KẾ HOẠCH CHO CUỘC ĐỜI – MÙNG 04 TẾT – XUÂN GIÁP THÌN -TT. TS. Thích Chân Quang – Ngày 13/02/2024

Ứng dụng của Keratinocyte vào dưỡng ẩm (moisturize)

Khóa ẩm – hút ẩm – giữ ẩm

Ứng dụng tiếp theo của Keratinocyte sẽ liên quan đến việc dưỡng ẩm cho da. Bạn nghĩ rằng dưỡng ẩm chỉ đơn giản là cung cấp độ ẩm cho da? Câu trả lời là còn nhiều hơn thế. Trong dưỡng ẩm (moisturize), chúng ta sẽ có thêm 3 thuật ngữ nhỏ là khóa ẩm, hút ẩm và giữ ẩm.

Khóa ẩm (Occlusive) là quá trình tạo nên một lớp màng, một lớp bao phủ trên bề mặt da nhằm hạn chế sự mất nước.

Hút ẩm (Humectant) là cơ chế hút nước từ môi trường hoặc hút nước từ các lớp dưới của da để cung cấp cho bề mặt da. Tuy vậy, quá trình này có thể gây ra tình trạng hút ẩm ngược. Humectant sẽ hút nước từ những lớp dưới da lên. Làm cho da thiếu nước từ bên trong.

Giữ ẩm (Emollient) là cơ chế giúp làm da mềm mại, sửa chữa hàng rào bảo vệ da (moisture barrier) bị hư hỏng. Và giữ nước cho da bằng cách làm đầy các khe hở giữa các tế bào da.

Để hiểu rõ hơn về 3 cơ chế, bạn có thể đọc bài post này trên Fanpage của Twins: https://www.facebook.com/twinsskin.vn/posts/989223148205620?__tn__=K-R

Nếu bài viết hữu ích với bạn thì đừng ngại tặng Twins 1 nút “like” fanpage, để Twins có động lực đem đến cho bạn nhiều kiến thức hay ho hơn nữa nhé!

Điều gì sẽ xảy ra khi da của chúng ta thiếu đi độ ẩm?

Sẽ có hai trường hợp xảy ra:

  • Đầu tiên là tình trạng mất nước xuyên biểu bì. Có nghĩa là các tế bào sâu hơn dưới da cũng tiếp tục bị mất nước. Điều này sẽ làm cho làn da bị lão hóa sớm. Đó cũng là lý do vì sao Twins nói rằng sản phẩm cấp nước Total Strength Serum của mình có thể cải thiện rõ rệt các vấn đề lão hóa là vậy.
  • Trường hợp thứ hai. Khi làn da thiếu độ ẩm sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Để tạo ra một lượng dầu bao phủ trên bề mặt da, ngăn không cho độ ẩm trong da thất thoát ra ngoài. Vì như bạn cũng đã biết, dầu sẽ kị nước. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là kết quả tạm thời. Nếu lượng dầu sản sinh quá nhiều sẽ làm bít tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn.

Hãy dưỡng ẩm đúng và đủ

Lời khuyên dành cho các bạn là, đối với những bạn có làn da dầu, lớp dầu này đã hoạt động như một màng khóa ẩm tự nhiên trên da rồi. Nên các bạn có thể không cần đến bước giữ ẩm và khóa ẩm. Còn đối với những bạn có làn da khô hay ở môi trường không lý tưởng (nhiệt độ dưới 20 độ C, trên 40 độ C). Khi hút ẩm và giữ ẩm thì hãy nhớ thực hiện nốt bước khóa ẩm còn lại.

Twins cũng muốn lưu ý thêm một điều. Khóa ẩm chỉ mang lại hiệu quả thực sự khi trước đó các bạn đã hút ẩm và giữ ẩm. Nếu không, các bạn chỉ đang khóa lại một ngôi nhà chẳng có tí của cải gì cả. Và da của bạn vẫn sẽ tiếp tục bị mất nước. Nói tóm lại, khi nhắc đến dưỡng ẩm, hãy xác định rõ làn da của mình cần kết hợp hút ẩm, giữ ẩm và khóa ẩm như thế nào nhé!

Giới thiệu chung về cấu trúc lớp thượng bì trên da

Lớp thượng bì (Epidermis) là tầng đầu tiên của cấu trúc da. Đây được xem như một hàng rào bảo vệ da trước các mầm bệnh từ môi trường. Đồng thời đảm bảo cho các hoạt động sinh lý dưới da diễn ra một cách bình thường. Tầng này thường có độ dày từ 0,7 – 1,8mm. Tuỳ vào các vùng da khác nhau trên cơ thể. Mỏng hơn cả là vùng mi mắt. Vì vậy đây cũng là vùng dễ bị tổn thương, lão hoá trên khuôn mặt. Nên bạn đừng bao giờ bỏ qua việc chăm sóc vùng mắt nhé.

Cấu trúc lớp thượng bì trên da gồm 4 lớp chính:

  • Lớp đáy (stratum basale)
  • Lớp gai (stratum spinosum)
  • Lớp hạt (stratum granulosum)
  • Lớp sừng (stratum corneum)

Riêng lòng bàn tay, bàn chân sẽ có thêm lớp bóng (stratum lucidum). Lớp này nằm xen kẽ giữa lớp sừng với lớp hạt. Ngoài ra, lớp thượng bì cũng chứa một phần cấu tạo của nang lông và tuyến mồ hôi.

Hành Trình Bên Trong Bộ Não
Hành Trình Bên Trong Bộ Não

Muốn da khỏe mạnh, cần làm gì?

Sau khi đã biết da có mấy lớp thì bạn cần thay đổi chế độ chăm sóc phù hợp nhằm giúp da săn chắc và khỏe mạnh hơn. Để da luôn khỏe mạnh, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

Chăm sóc da một cách khoa học

Để làn da luôn khỏe mạnh, đầy sức sống, bạn cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là bổ sung thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng đồng thời rèn luyện thân thể mỗi ngày, uống nhiều nước. Cách này không chỉ tốt cho da mà còn tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, giúp tăng khả năng bảo vệ da, cơ thể trước các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Áp dụng quy trình chăm sóc da đúng cách

Mỗi loại da khác nhau và tùy cơ địa từng người mà quy trình chăm sóc da có thể thay đổi. Tuy nhiên, bạn cần chú ý sử dụng các loại mỹ phẩm phù hợp theo tình trạng da đồng thời không rửa mặt với nước nóng và nên ưu tiên nước mát hoặc nước ấm. Thông thường, quy trình chăm sóc da sẽ gồm các bước theo tuần tự là tẩy trang, rửa mặt, tẩy da chết (1 – 2 lần/tuần), toner hoặc lotion, serum trị mụn, dưỡng ẩm, dưỡng da mắt và cuối cùng không thể thiết là bôi kem chống nắng kể cả những ngày trời âm u.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề da có mấy lớp để giúp bạn có thêm thông tin hữu ích. Nếu bạn thấy da xuất hiện các triệu chứng bất thường như nổi mẩn đỏ, phát ban, viêm nhiễm, lở loét, nổi mụn, thâm, nám, tàn nhanh,… thì có thể tìm đến bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia để kiểm tra tình trạng và tư vấn biện pháp chăm sóc, điều trị phù hợp.

Chăm sóc da mỗi ngày để giúp da luôn khỏe mạnh, săn chắc

Quý khách hàng nếu có vấn đề gì liên quan đến tình trạng sức khỏe hoặc bệnh lý về da, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài: 1900 56 56 56 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

Keratinocyte tạo hàng rào bảo vệ da ở lớp thượng bì

Màng hydrolipid – hàng rào bảo vệ da đầu tiên

Sau khi ôn lại phần 1, chắc hẳn các bạn cũng đã biết. Bên trong hạt keratohyalin, ngoài chất sừng Keratin. Thì còn có cả Lipid và các nhân tố giữ ẩm tự nhiên (NMF- Natural Moisturizing Factor). Và những hạt keratohyalin này sẽ bị vỡ ra trong quá trình di chuyển đến lớp sừng. Từ đó sẽ giải phóng các lipid vào khoảng không của gian bào. Khoảng không của gian bào các bạn có thể hiểu như sau: gian bào là không gian của các tế bào, còn khoảng không là những nơi bị trống. Vì giữa các tế bào sẽ có khoảng cách chứ không nằm khít sát nhau hoàn toàn.

Theo đó, những khoảng cách này sẽ được nối với nhau bởi cầu nối gian bào desmosome. Thật ra desmosome đã xuất hiện từ lớp đáy. Nhưng khi đến lớp sừng thì chúng mới được nhìn thấy rõ hơn. Và ngoài lipid, các hạt keratohyalin còn giải phóng cả các lá sừng (tế bào chết – corneocyte) và NMF ở lớp sừng. Tất cả các nhân tố này sẽ được sắp xếp như hình dưới đây:

Hãy tưởng tượng corneocyte là “gạch”, lipid là “vữa”. Lúc này đây, “gạch” và “vữa” sẽ liên kết với nhau tạo thành một bức tường thành vững chắc ở lớp thượng bì với tên gọi là hydrolipid. Trong đó, hydro đại diện cho nhân tố dưỡng ẩm. Lipid đại diện cho các “vữa” lipid trong bức tường hydrolipid. Và đây chính là hàng rào bảo vệ đầu tiên cho da của chúng ta.

Màng acid mantle ở lớp thượng bì

Tại lớp thượng bì, ngoài hàng rào bảo vệ da đầu tiên là hydrolipid. Chúng ta còn có thêm lớp màng acid mantle trên cùng bao bọc cả hydrolipid. Tất cả tạo nên một hệ thống hàng rào bảo vệ da vững chắc. Vì được tạo nên bởi thành phần của tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi, acid mantle sẽ có tính acid nhẹ với độ pH từ 4.5-5.5. Ở độ pH này, vi khuẩn sẽ rất khó làm hại da của chúng ta. Và màng acid mantle có thể phá hủy lớp màng tế bào của vi khuẩn và tiêu diệt chúng hiệu quả. Chính vì thế, việc duy trì độ pH lý tưởng cho màng acid mantle trên da là rất quan trọng.

Làm sao để ổn định pH của lớp màng acid mantle trên da?

Dù bạn có dùng mỹ phẩm đắt tiền đến đâu nhưng một khi pH của lớp màng này đã không ổn định. Thì mọi thứ sẽ chẳng có tác dụng gì cả. Để làm được điều này, bạn phải lưu tâm đến một số vấn đề sau.

Chọn sản phẩm làm sạch da

Đầu tiên là bước làm sạch. Bạn không nên sử dụng các sản phẩm làm sạch có độ pH quá cao, mang tính kiềm hóa. Thường là những loại xà phòng. Và đừng bao giờ lựa chọn sữa rửa mặt theo cảm tính. Hay nghĩ rằng dùng loại nào cũng được. Vì nếu lỡ chọn phải một sản phẩm có độ pH quá cao. Bạn đang làm cho màng acid mantle trên da trở nên mất cân bằng. Thậm chí là bị rửa trôi đi một phần. Hãy luôn quan niệm rằng. Trước khi nghĩ đến các bước treatment để giải quyết vấn đề của da. Bạn phải có một quy trình làm sạch có thể giữ cho độ pH của lớp màng bảo vệ da được ổn định đã nhé.

Toner có cân bằng độ pH?

Thứ hai là các bước chăm sóc da hỗ trợ sau đó. Có khá nhiều ý kiến về việc toner có thực sự cân bằng độ pH trên da hay không. Theo Twins, chính xác hơn là chúng ta nên dùng cụm từ “duy trì độ pH lý tưởng cho da” khi nói về toner. Và những loại acid toner sẽ hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ này tốt hơn. Ngoài ra, chăm sóc da là cả một quy trình gồm nhiều bước. Do đó, những sản phẩm trong xuyên suốt quy trình này cũng phải có độ pH hợp lý. Có như vậy thì chúng mới hỗ trợ nhau để giữ cho độ pH trên da luôn được ổn định.

Ảnh hưởng của chế độ sinh hoạt

Thứ ba, chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học vẫn luôn là điều cần thiết. Vì khi bạn bị stress hay thức khuya nhiều, lớp màng acid mantle trên da chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Twins muốn nói thêm ở đây. Thật ra làn da vẫn có khả năng tự cân bằng độ pH từ khi chúng ta được sinh ra. Nhưng theo thời gian, vì nhiều tác động cả bên trong lẫn bên ngoài, khả năng này sẽ suy giảm. Do đó, việc chăm sóc da hướng đến mục tiêu cân bằng độ pH là rất quan trọng.

Với cả có một vấn đề như thế này. Nhiều bạn sẽ hay bảo rằng, da làm gì có pH mà cân bằng, nói như vậy là sai rồi. Đôi khi chúng ta cũng không nên quá khắt khe với từng từ, từng chữ như vậy các bạn nhỉ? Đúng là da thì không có độ pH, nhưng lớp màng bảo vệ – một phần rất quan trọng trên da thì có. Và độ pH này sẽ cần được duy trì ở mức lý tưởng. Vậy nên nếu đã giải thích cho người khác. Twins nghĩ các bạn nên nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc ổn định độ pH trên da. Hơn là tranh cãi da làm sao có độ pH nè.

Hành trình đi đến lõi Trái Đất sẽ như thế nào?
Hành trình đi đến lõi Trái Đất sẽ như thế nào?

Da có mấy lớp?

Mặc dù da đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể nhưng khi hỏi da có mấy lớp thì không phải ai cũng có câu trả lời chính xác. Theo thứ tự từ ngoài vào trong, da được chia làm 3 lớp:

Lớp thượng bì

Lớp thượng bì nằm ở bên ngoài cùng trong cấu trúc da được hình thành bởi các mô vảy sừng phân hóa. Lớp thượng bì được chia ra thành 5 lớp nhỏ bao gồm:

  • Lớp đáy nằm ở vị trí trong cùng, đây là nơi sản sinh các tế bào keratinocyte.
  • Lớp hạt là nơi bắt đầu cho quá trình sừng hóa, sản sinh hạt nhỏ và di chuyển lên lớp gai để tạo thành chất sừng và nhũ tương.
  • Lớp gai giữ nhiệm vụ sản sinh chất sừng.
  • Lớp bóng thường bằng phẳng và khó phân biệt ranh giới.
  • Lớp sừng ở ngoài cùng được tạo nên bởi sự liên kết các lipid biểu bì.

Mỗi lớp có độ dày trung bình khoảng 0,1 – 1mm tùy vào những vị trí khác nhau trên cơ thể. Thông thường, những khu vực như da tay, da chân sẽ dày hơn và mi mắt là vị trí mỏng nhất. Lớp thượng bì có khả năng tái sinh sau khi bị tổn thương tuy nhiên mức độ sẽ giảm dần theo thời gian.

Về cấu tạo, da được chia làm 3 lớp là thượng bì, trung bì và hạ bì

Lớp trung bì

Lớp trung bì nằm vị trí ở giữa lớp thượng bì và hạ bì, độ dày ở khoảng 0,5 – 4mm. Lớp này được xem là “phao đệm” nâng đỡ cho lớp thượng bì được cấu tạo từ các chất như elastin, hyaluronic acid, collagen, mạch máu và dây thần kinh, có tác dụng giúp da săn chắc, đàn hồi và luôn được giữ ẩm.

Lớp trung bì có các chức năng cơ bản là:

  • Cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho lớp thượng bì.
  • Quyết định độ nhạy cảm của da.
  • Bảo vệ cơ học cho cấu trúc sâu hơn của da.

Lớp trung bì cũng là nơi chứa tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi.

Lớp hạ bì (mô mỡ dưới da)

Lớp hạ bì được cấu tạo chủ yếu từ các mô mỡ nằm ở phía trong cùng. Lớp hạ bì hoạt động như một lớp đệm cách nhiệt đồng thời bổ sung năng lượng cho da. Vai trò chính của lớp hạ bì là chịu lực, hạn chế lực tác động từ bên ngoài để giảm tổn thương khi xảy ra va chạm mạnh. Ngoài ra, các mô mỡ ở lớp hạ bì còn có tác dụng điều hòa thân nhiệt và sản xuất hormone estrogen, testosterone.

Lớp hạ bì là lớp mỡ dưới da nằm ở trong cùng

Các tuyến của da

– Tuyến bã nhờn: Tuyến bã nhờn nằm ở lớp hạ bì. Chúng có thể được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi trên cơ thể con người, ngoại trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân. Thông thường, tuyến bã nhờn nằm ngay cạnh nang lông. Điều này có nghĩa là một tuyến bã nhờn hòa vào ống bài tiết của nang lông. Phần tiếp giáp này không tồn tại trên mắt và mí mắt, cũng không tồn tại trên môi, dương vật hoặc môi âm hộ. Bản thân bã nhờn bao gồm:

+ Chất đạm

Ráy tai (cerumen) cũng là một sản phẩm từ tuyến bã nhờn. Bã nhờn chống thấm nước và bôi trơn tóc và da.

– Các tuyến mồ hôi: Cơ thể con người có khoảng 2-3 triệu tuyến mồ hôi (tuyến eccrine), nằm ở lớp hạ bì. Các ống bài tiết của chúng đi theo một con đường quanh co, kết thúc ở các lỗ chân lông trên da. Chúng được tìm thấy chủ yếu ở nách, lòng bàn chân và lòng bàn tay. Mồ hôi không chỉ góp phần điều chỉnh nhiệt độ mà còn có vai trò bảo vệ da. Giá trị pH của nó là 5–6. Sự sản xuất mồ hôi bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố; trong số những người khác là những người tâm lý như căng thẳng.

– Tuyến mùi: Các tuyến mùi (còn được gọi là tuyến mồ hôi apocrine) nằm hầu hết ở nách, xung quanh núm vú và ở bộ phận sinh dục. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra mùi cơ thể duy nhất của một người, mùi này còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, chẳng hạn như mồ hôi hoặc vi khuẩn trên da.

CHÚ ĐẠI BI 大悲咒  {21 Biến} - Kim Linh - CÓ CHỮ CHẠY LIÊN TỤC CHO PHẬT TỬ HÁT THEO MỖI NGÀY
CHÚ ĐẠI BI 大悲咒 {21 Biến} – Kim Linh – CÓ CHỮ CHẠY LIÊN TỤC CHO PHẬT TỬ HÁT THEO MỖI NGÀY

Keywords searched by users: lớp thượng bì của da

Cấu Trúc Da Thượng Bì (P1) - Tế Bào Da Được Thay Mới Như Thế Nào? - Twins  Skin
Cấu Trúc Da Thượng Bì (P1) – Tế Bào Da Được Thay Mới Như Thế Nào? – Twins Skin
Cấu Trúc Da Thượng Bì (P1) - Tế Bào Da Được Thay Mới Như Thế Nào? - Twins  Skin
Cấu Trúc Da Thượng Bì (P1) – Tế Bào Da Được Thay Mới Như Thế Nào? – Twins Skin
Cấu Trúc Da Gồm Mấy Lớp Và Chức Năng - Vita Clinic
Cấu Trúc Da Gồm Mấy Lớp Và Chức Năng – Vita Clinic
Một Số Cấu Trúc Da Quan Trọng Ứng Dụng Trong Chăm Sóc Da - Bác Sĩ Thành
Một Số Cấu Trúc Da Quan Trọng Ứng Dụng Trong Chăm Sóc Da – Bác Sĩ Thành
Da Và Cấu Trúc Sinh Lý Của Da
Da Và Cấu Trúc Sinh Lý Của Da
Tìm Hiểu Về Cấu Trúc Và Chức Năng Của Da - Bác Sĩ Hoàng Văn Tâm
Tìm Hiểu Về Cấu Trúc Và Chức Năng Của Da – Bác Sĩ Hoàng Văn Tâm
Cấu Tạo Của Da, Tìm Hiểu Các Lớp Cấu Tạo Của Da
Cấu Tạo Của Da, Tìm Hiểu Các Lớp Cấu Tạo Của Da
Cấu Trúc Da Gồm Mấy Lớp Và Chức Năng - Vita Clinic
Cấu Trúc Da Gồm Mấy Lớp Và Chức Năng – Vita Clinic
Tổ Chức Học Của Da - O.Mc - Dermatological Skincare
Tổ Chức Học Của Da – O.Mc – Dermatological Skincare
Da Và Cấu Tạo Sinh Lý Của Da - Medcare Skin Centre
Da Và Cấu Tạo Sinh Lý Của Da – Medcare Skin Centre
Tìm Hiểu Về Làn Da - Tư Vấn Gia Công Mỹ Phẩm - Hanacos Vietnam
Tìm Hiểu Về Làn Da – Tư Vấn Gia Công Mỹ Phẩm – Hanacos Vietnam
Cấu Trúc Da Và Nhiệm Vụ Của Lớp Biểu Bì, Trung Bì, Hạ Bì Như Thế Nào?
Cấu Trúc Da Và Nhiệm Vụ Của Lớp Biểu Bì, Trung Bì, Hạ Bì Như Thế Nào?
Làm Đẹp Da Mùa Tết
Làm Đẹp Da Mùa Tết
Cấu Trúc Da Gồm Mấy Lớp Và Chức Năng - Vita Clinic
Cấu Trúc Da Gồm Mấy Lớp Và Chức Năng – Vita Clinic
Cấu Trúc Da Lớp Thượng Bì (P2) - Ứng Dụng Chuyên Sâu Của Keratinocyte -  Twins Skin
Cấu Trúc Da Lớp Thượng Bì (P2) – Ứng Dụng Chuyên Sâu Của Keratinocyte – Twins Skin
Da Và Cấu Tạo Sinh Lý Của Da - Medcare Skin Centre
Da Và Cấu Tạo Sinh Lý Của Da – Medcare Skin Centre
Lớp Màng Đáy Là Gì? Địa Chỉ Điều Trị Nám Tận Gốc Quận 1 - Pensilia
Lớp Màng Đáy Là Gì? Địa Chỉ Điều Trị Nám Tận Gốc Quận 1 – Pensilia
Cấu Trúc Da Gồm Mấy Lớp Và Chức Năng - Vita Clinic
Cấu Trúc Da Gồm Mấy Lớp Và Chức Năng – Vita Clinic
Hiểu Đúng Cấu Trúc Da Để Chăm Sóc Da Hiệu Quả Nhất
Hiểu Đúng Cấu Trúc Da Để Chăm Sóc Da Hiệu Quả Nhất
Thượng Bì – Wikipedia Tiếng Việt
Thượng Bì – Wikipedia Tiếng Việt
Tìm Hiểu Về Cấu Trúc Và Chức Năng Của Da - Bác Sĩ Hoàng Văn Tâm
Tìm Hiểu Về Cấu Trúc Và Chức Năng Của Da – Bác Sĩ Hoàng Văn Tâm
Cấu Trúc Da Gồm Mấy Lớp? Chức Năng Da Là Gì?
Cấu Trúc Da Gồm Mấy Lớp? Chức Năng Da Là Gì?
Cấu Trúc Của Da Và Chức Năng Của Da Là Gì? | Kiehl'S
Cấu Trúc Của Da Và Chức Năng Của Da Là Gì? | Kiehl’S
Cấu Trúc Da Thượng Bì (P1) - Tế Bào Da Được Thay Mới Như Thế Nào? - Twins  Skin
Cấu Trúc Da Thượng Bì (P1) – Tế Bào Da Được Thay Mới Như Thế Nào? – Twins Skin
Hỏi - Đáp: Làn Da Được Cấu Trúc Như Thế Nào? • Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da -  Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tphcm
Hỏi – Đáp: Làn Da Được Cấu Trúc Như Thế Nào? • Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da – Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tphcm
Tìm Hiểu Về Cấu Trúc Và Chức Năng Của Da - Bác Sĩ Hoàng Văn Tâm
Tìm Hiểu Về Cấu Trúc Và Chức Năng Của Da – Bác Sĩ Hoàng Văn Tâm
Tầm Soát Ung Thư Da - Hong Hung Hospital
Tầm Soát Ung Thư Da – Hong Hung Hospital
Cấu Trúc Và Chức Năng Của Da Bạn Nên Biết
Cấu Trúc Và Chức Năng Của Da Bạn Nên Biết
Cấu Trúc Của Da – Zakka Naturals
Cấu Trúc Của Da – Zakka Naturals
Cấu Trúc Da Thượng Bì (P1) - Tế Bào Da Được Thay Mới Như Thế Nào? - Twins  Skin
Cấu Trúc Da Thượng Bì (P1) – Tế Bào Da Được Thay Mới Như Thế Nào? – Twins Skin
Cấu Tạo Của Da- Chức Năng Và Những Yếu Tố Ảnh Hưởng- Hello!Phái Đẹp
Cấu Tạo Của Da- Chức Năng Và Những Yếu Tố Ảnh Hưởng- Hello!Phái Đẹp

See more here: sixsensesspa.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *