Skip to content
Home » Nhạy Cảm Giới Là Gì | Bài Viết Mới Nhất

Nhạy Cảm Giới Là Gì | Bài Viết Mới Nhất

Những Vấn Đề Mà Chỉ Có Người Quá Nhạy Cảm Mới Hiểu Và Cách Để Sống Chung Với Nó | Huỳnh Duy Khương

Tin nổi bật

  • Project Assistant Recruitment (Deadline: June 25, 2023)
  • Communication Intern recuitment (Deadline: May 28, 2023)
  • Kêu gọi đề xuất cho Sáng kiến vì Môi trường năm 2023 – Chủ đề “Ô nhiễm không khí”
  • Tìm kiếm 20 phóng viên/ cán bộ truyền thông tham gia chuyến đi thực địa tại Vân Hồ, Sơn La – Hạn chót đăng ký: 17/05/2023
  • Quỹ Vì Tầm Vóc Việt tuyển 20 phóng viên/cán bộ truyền thông tham dự tọa đàm “Chuyện bình đẳng – Góc nhìn của người trẻ” tại Sơn La – Hạn chót đăng ký: 28/03/2023

Một số khái niệm cơ bản liên quan về giới

30 tháng 6, 2017

Giới và giới tính

Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ

Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

Những khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ là không thể thay đổi được. Những đặc điểm có thể hoán đổi cho nhau giữa nam và nữ được coi là thuộc về khía cạnh Giới. Ví dụ: Phụ nữ cũng có thể mạnh mẽ và quyết đoán. Phụ nữ có thể trở thành lãnh đạo, phi công, thợ máy/kỹ sư… Ngược lại nam giới có thể dịu dàng và kiên nhẫn, có thể làm đầu bếp, nhân viên đánh máy, thư ký… Những đặc điểm có thể hoán đổi đó là những khái niệm, nếp nghĩ và tiêu chuẩn mang tính chất xã hội. Đó là sự khác biệt về Giới và nó thay đổi theo thời gian, không gian…

Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất (nam và nữ khắp nơi trên thế giới đều có chức năng/cơ quan sinh sản giống nhau), không thể thay đổi được (giữa nam và nữ), do các yếu tố sinh học quyết định. Chúng ta sinh ra là đàn ông hay đàn bà: chúng ta không thể lựa chọn và không thể thay đổi được điều đó.

Giới phản ảnh sự khác biệt giữa nam và nữ về khía cạnh xã hội. Những sự khác biệt này là do quá trình học mà thành, đa dạng, và có thể thay đổi. Chúng thay đổi theo thời gian, từ nước này sang nước khác, từ nền văn hoá này sang nền văn hoá khác trong một bối cảnh cụ thể của một xã hội, do các yếu tố xã hội, lịch sử, tôn giáo, kinh tế quyết định. (Địa vị của người phụ nữ phương Tây khác với địa vị của người phụ nữ phương Đông, địa vị xã hội của phụ nữ Việt Nam khác với địa vị xã hội của phụ nữ Hồi giáo, địa vị của phụ nữ nông thôn khác với địa vị của phụ nữ vùng thành thị).

Quá trình thay đổi các đặc điểm Giới thường cần nhiều thời gian bởi vì nó đòi hỏi một sự thay đổi trong tư tưởng, định kiến, nhận thức, thói quen và cách cư xử vốn được coi là mẫu mực của cả xã hội. Sự thay đổi về mặt xã hội này thường diễn ra chậm và phụ thuộc vào mong muốn và quyết tâm thay đổi của con người.

Các Vai trò giới

Trong cuộc sống, nam và nữ đều tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội, tuy nhiên mức độ tham gia của nam và nữ trong các loại công việc là khác nhau do những quan niệm, các chuẩn mực xã hội quy định. Những công việc mà họ đảm nhận được gọi là vai trò giới.

Vai trò giới: là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam và nữ liên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lực mà xã hội coi là thuộc về nam giới hoặc thuộc về phụ nữ (trẻ em trai hoặc trẻ em gái) trong một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể nào đó.

Vai trò giới được quyết định bởi các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội.

Phụ nữ và nam giới thường có 3 vai trò giới như sau:

– Vai trò sản xuất

– Vai trò tái sản xuất

– Vai trò cộng đồng

·Vai trò sản xuất là các hoạt động làm ra sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ để tiêu dùng và trao đổi thương mại. Đây là những hoạt động tạo ra thu nhập, được trả công. Cả phụ nữ và nam giới đều có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất, tuy nhiên do những định kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của họ không như nhau và giá trị công việc họ làm cũng không được nhìn nhận như nhau. Xã hội coi trọng và đánh giá cao vai trò này.

·Vai trò tái sản xuất là các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ…giúp tái sản xuất dân số và sức lao động bao gồm sinh con, các công việc chăm sóc gia đình,nuôi dạy và chăm sóc trẻ con, nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ, chăm sóc sức khoẻ gia đình… Những hoạt động này là thiết yếu đối với cuộc sống con người, đảm bảo sự phát triển bền vững của dân số và lực lượng lao động; tiêu tốn nhiều thời gian nhưng không tạo ra thu nhập, vì vậy mà ít khi được coi là “công việc thực sự”, được làm miễn phí, không được các nhà kinh tế đưa vào các con tính. Xã hội không coi trọng và đánh giá cao vai trò này. Hầu hết phụ nữ và trẻ gái đóng vai trò và trách nhiệm chính trong các công việc tái sản xuất.

·Vai trò cộng đồng: bao gồm một tổ hợp các sự kiện xã hội và dịch vụ: ví dụ như thăm hỏi động viên gia đình bị nạn trong thảm họa, thiên tai; nấu cơm hoặc bố trí nhà tạm trú cho những gia đình bị mất nhà ở; huy động cộng đồng đòng góp lương thực, thực phẩm cứu trợ người bị nạn… Công việc cộng đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển văn hoá tinh thần của cộng đồng. Có lúc nó đòi hỏi sự tham gia tình nguyện, tiêu tốn thời gian và không nhìn thấy ngay được. Có lúc nó lại được trả công và có thể nhìn thấy được (ví dụ: là thành viên phân phối hàng cứu trợ sau bão).

  • Cả nam và nữ đều có khả năng tham gia vào cả ba loại vai trò trên. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, phụ nữ hầu như đều phải đảm nhiệm vai trò tái sản xuất đồng thời cũng phải tham gia tương đối nhiều vào các hoạt động sản xuất. Gánh nặng công việc gia đình của phụ nữ cản trở họ tham gia một cách tích cực và thường xuyên vào các hoạt động cộng đồng. Kết quả là, đàn ông có nhiều thời gian và cơ hội hơn để đảm nhận vai trò cộng đồng và rất ít khi tham gia vào các hoạt động tái sản xuất.
  • Sự hiểu biết sâu sắc về vai trò giới giúp chúng ta thiết kế các hoạt động phù hợp cho cả nam và nữ, từ đó thu hút được sự tham gia một cách hiệu quả của họ và đồng thời góp phần làm giảm sự bất bình đẳng trên cơ sở giới trong việc phân chia lao động xã hội
  • Thực tế cho thấy sự phân công lao động trong một xã hội nhất định thường có xu hướng dựa vào đặc điểm giới tính. Theo đó, công việc đảm nhiệm có tác động tới vị thế của mỗi người, cơ hội và chất lượng sống của họ. Khi xem xét vai trò giới chính là xem xét phụ nữ và nam giới trong 3 vai trò: vai trò sản xuất, tái sản xuất, cộng đồng.

Định kiến giới

  • Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ
  • Định kiến giới là suy nghĩ của mọi người về những gì mà phụ nữ và nam giới có khả năng làm và loại công việc mà họ có thể làm và nên làm; là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho là thuộc tính của nam giới hay nữ giới.
  • Các định kiến giới thường theo xu hướng nhìn nhận ít tích cực, không phản ánh đúng khả năng thực tế của từng cá nhân dẫn đến việclàm sai lệch và hạn chế những điều mà một cá nhân nam, nữ có thể làm, cần làm hoặc nên làm. Ví dụ: Quan niệm cho rằng người phụ nữ không thể tham gia vào các hoạt động quản lý giảm nhẹ thiên tai, chỉ nên coi họ là một trong những đối tượng cần quan tâm đặc biệt trong thiên tai.

Nhạy cảm giới

  • Nhạy cảm giới là nhận thức được các nhu cầu, vai trò, trách nhiệm mang tính xã hội của phụ nữ và nam giới nảy sinh từ những đặc điểm sinh học vốn có của họ. Đồng thời hiểu được điều này dẫn đến khác biệt giới về khả năng tiếp cận, kiểm soát nguồn lực và mức độ tham gia, hưởng lợi trong quá trình phát triển của nam và nữ.
  • Để giúp làm rõ Nhạy cảm giới trong quản lý giảm nhẹ rủi ro thiên tai, có thể lấy ví dụ: Khi một người làm công tác thông tin truyền thông hiểu được rằng: Phụ nữ ít có cơ hội thu nhận thông tin nói chung và thông tin dự báo thời tiết, cách phòng tránh thảm họa nói riêng do các bản tin này thường được phát vào thời gian nấu ăn khi phụ nữ đang ở trong bếp.

Trách nhiệm giới

  • Trách nhiệm giới là có nhạy cảm giới và có những biện pháp hoặc hành động thường xuyên, tích cực và nhất quán trong công việc để loại trừ nguyên nhân bất bình đẳng giới nhằm đạt được bình đẳng giới.
  • Ví dụ: Khi người cán bộ làm công tác truyền thông có được nhạy cảm giới, họ đã điều chỉnh bằng cách phát lại thông tin dự báo thời tiết nhiều lần trong ngày thay vì chỉ phát một lần vào đúng giờ nấu cơm. Như vậy, có thể cho rằng họ đã có trách nhiệm giới trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện công tác thông tin truyền thông.

Số liệu có tách biệt giới

  • Số liệu giới là số liệu tách biệt nam, nữ trong các chỉ tiêu, các lĩnh vực cụ thể. Các số liệu này cho thấy mức độ của các khoảng cách giới và được thể hiện dưới nhiều dạng bảng biểu khác nhau. Số liệu giới chỉ cho thấy sự khác biệt giữa nam và nữ mang tính định lượng bằng con số hoặc tỷ lệ cụ thể mà không cho biết tại sao lại tồn tại những khác biệt đó.
  • Hiện nay những thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra thường là trung tính về giới, ví dụ số người bị chết không có số liệu là bao nhiêu nam giới tử vong, bao nhiêu nữ giới tử vong do thiên tai, do vậy việc tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp và sâu xa gây nên sự thiệt mạng đối với phụ nữ và nam giới cũng rất chung. Nếu số liệu được tách biệt theo nam và nữ thì việc tìm hiểu nguyên nhân và nhu cầu của phụ nữ và nam giới trong ứng phó và phòng chống thiên tai cũng sẽ xác thực hơn, theo đó sẽ giảm nhẹ hơn những thiệt hại do thiên tai cho phụ nữ, nam giới và cộng đồng. Nếu số liệu cho thấy trong lũ lụt, phụ nữ bị chết nhiều hơn nam giới, thì phải chăng do phụ nữ không biết bơi, hay họ là những gia đình neo người có phụ nữ làm chủ hộ nên không có người hỗ trợ khi lũ lụt ập tới, hay họ bị tàn tật không kịp di chuyển đến nơi an toàn…Nếu nam giới bị thiệt hại nhiều hơn thì phải chăng họ đều là những người đi đánh cá ở ngoài khơi mà không kịp tìm nơi trú ẩn, phải chăng họ không có đủ các phương tiện thông tin, liên lạc, phải chăng vì lợi ích kinh tế nên họ nhất định không quay về khi biết có bão…sẽ có rất nhiều nguyên nhân liên quan đến vai trò của phụ nữ và nam giới, liên quan đến nhu cầu của phụ nữ và nam giới và đôi khi liên quan đến những định kiến xã hội mà họ quen thuộc từ khi sinh ra. Những thông tin và số liệu như vậy sẽ giúp ích cho việc lên kế hoạch phòng chống và ứng phó giảm thiểu rủi ro thiên tai đáp ứng nhu cầu của cả nam và nữ.

Bình đẳng giới

  • Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
  • Các yếu tố cấu thành bình đẳng giới:

-Quan tâm đến sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ cũng như những bất hợp lý về giới có thể tồn tại trên thực tế.

-Chú trọng đến tác động của phong tục, tập quán như là những nguyên nhân sâu xa và cơ bản của tình trạng phân biệt đối xử.

-Các chính sách, pháp luật không chỉ quan tâm đến những quy định chung mà còn quan tâm đặc biệt đến các quy định thể hiện được hai khía cạnh: phân biệt hợp lý yếu tố ưu tiên, bình đẳng hoặc vừa ưu tiên, vừa bình đẳng cho một nhóm cụ thể hoặc là nam hoặc là nữ để đạt được bình đẳng giới trên thực tế.

Bất bình đẳng giới

·Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất nước.

Hay nói cách khác, bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam giới và phụ nữ tạo nên các cơ hội khác nhau, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự thụ hưởng khác nhau giữa nam và nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Các dạng tồn tại bất bình đẳng giới: Gánh nặng công việc, sự phân biệt đối xử, bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, những định kiến dập khuôn và bạo lực trên cơ sở giới tính.

Nguồn: http://hoilhpn.org.vn

Lịch họp của BCH, BTV Công đoàn Trường nhiệm kỳ 2023-2028

  • Tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế cho con CBVC, LĐ dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6/2023 đảm bảo vui tươi, lành mạnh và an toàn

    1 tháng 6, 2023

  • Đại hội Hội Cựu giáo chức Trường Đại học Lâm nghiệp lần II, nhiệm kỳ 2023-2027: đồng hành cùng sự phát triển của Trường Đại học Lâm nghiệp

    19 tháng 4, 2023

  • Công đoàn Phòng Chính trị & Công tác sinh viên tổ chức thành công Đại hội lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028

    7 tháng 4, 2023

Những Vấn Đề Mà Chỉ Có Người Quá Nhạy Cảm Mới Hiểu Và Cách Để Sống Chung Với Nó | Huỳnh Duy Khương
Những Vấn Đề Mà Chỉ Có Người Quá Nhạy Cảm Mới Hiểu Và Cách Để Sống Chung Với Nó | Huỳnh Duy Khương

Tin tức và sự kiện

  • Sự kiện “Mở tâm trí, chạm vị giác” và ra mắt Dự án “Đọc sách cùng Xích Lô”

    11:34:0 21 tháng 1, 2024

  • Người lao động có thể mua vé máy bay trả góp để về quê đón Tết Nguyên đán

    7:51:0 2 tháng 1, 2024

  • TỔNG KẾT NĂM 2023 VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2024

    10:36:0 29 tháng 12, 2023

  • Tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế cho con CBVC, LĐ dịp…

    13:36:0 1 tháng 6, 2023

“RỤNG TRỨNG” NHƯ MỘT LỜI KHEN?

Việc Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) Trần Hùng Huy nổi tiếng sau một đêm đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng cũng như cổ phần của chính anh. Có báo giật tít anh “có thêm 500 tỷ đồng sau vũ đạo Cô đơn trên sofa”. Qua màn trình diễn này, Hùng Huy khắc họa bản thân là một người tràn đầy năng lượng, có thiên hướng nghệ thuật.

Nhiều khả năng tới đây anh sẽ trở thành một nhân vật được đưa vào tầm ngắm của truyền thông. Giống như Cường “Đô La” sau hai cuộc hôn nhân với hai người đẹp nổi tiếng thỉnh thoảng được báo chí “giật tít”. Theo đạo diễn Trần Vy Mỹ, màn trình diễn này vốn chỉ dành cho nội bộ kỷ niệm 30 năm thành lập ngân hàng. Vì vậy sự lan truyền của nó nằm ngoài định liệu của người trong cuộc.

Chủ tịch ngân hàng cũng trở thành đối tượng bắt nạt qua mạng

Trước tiết mục được dàn dựng tiệm cận chuyên nghiệp (riêng máy phun mưa đã tốn hơn 230 triệu đồng) theo hướng gợi cảm, nhiều người không kiềm chế được thốt ra những lời bình luận thiếu tính nhạy cảm giới. Tức là nó bộc lộ những nhầm lẫn hoặc có dấu hiệu bắt nạt của người đưa ra bình luận. Nó gợi nhớ đến bức ảnh của nữ tuyển thủ Thanh Nhã đã bị đem ra cho một bộ phận cư dân mạng quấy rối bằng những bình luận kiểu như muốn hôn lên logo trên ngực áo của cô…

Trường hợp Hùng Huy là dịp để một số cư dân mạng là nữ áp dụng mẫu câu cảm thán dành cho đối tượng có nhiều điểm thu hút bao gồm ngoại hình. Đó là “rụng trứng”. Đây vẫn là một cách diễn đạt mang tính ẩn dụ (có thể hiểu là muốn có con với đối tượng) và chưa thô bằng một số kiểu khác. Nhưng nó cũng bị đọc ra tính chất quấy rối. Nhất là khi đặt trong sự đối sánh với mẫu câu tương tự của nam giới. Có vẻ như trong việc xác định hành vi quấy rối, nữ giới vẫn thường bị bỏ lọt.

Điều này dẫn đến một thực tế là nam nhiều khi bị quấy rối nhưng cho qua. Việc này có thể là chủ động hoặc bị động – khi không ai thừa nhận nạn nhân nam bị quấy rối. Vì cùng một hành động sàm sỡ với nạn nhân nữ là to chuyện, với nam nó hay bị xem nhẹ.

Qua trường hợp Trần Hùng Huy cho thấy, vẫn còn một số người thiếu nhạy cảm với các giới tính thiểu số. Do đồn đoán về quan hệ của nhân vật với một nam MC nổi tiếng trước đây, một số người đã thể hiện thái độ lệch chuẩn khi coi giới tính là một hạn chế của nhân vật. Còn bản thân vì “thẳng” nên ở thế thượng phong chỉ vì “đụng là bao có bầu luôn” (?)

Nghệ sĩ cần thận trọng khi công bố những hình ảnh đời tư không liên quan đến nghệ thuật

Tất nhiên Trần Hùng Huy thuộc lớp người có địa vị, có tri thức trong xã hội nên có thể phỏng đoán sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những lời bình khiếm nhã về giới tính. Nhưng qua đó có thể thấy, những định kiến về giới vẫn tiếp tục kéo lùi sự phát triển lành mạnh của xã hội như thế nào. Có những trường hợp nam giới bị quấy rối nơi công sở nhưng nói ra không ai tin, không ai giúp đỡ làm sáng tỏ nên đành phải thôi việc.

“TIỂU TAM” CÓ KHI NÀO LÀ NAM?

Trong xã hội hiện đại, người nào vướng vào lùm xùm quấy rối hay vi phạm luật hôn nhân rất dễ bị ảnh hưởng công việc, sự nghiệp. Nhất là nếu người đó hoạt động trong showbiz và lại là nữ. Dường như khán giả khắt khe hơn với các ngôi sao nữ trong chuyện ngoại tình. Trong những vụ đánh ghen được tung hình ảnh lên mạng xã hội, chủ mưu thường là người vợ. Vì trong một xã hội nam quyền và gia trưởng, phụ nữ dễ cảm thấy nếu mối quan hệ hôn nhân tan vỡ, họ sẽ bị thiệt thòi nhiều hơn.

Từ khi lùm xùm “tiểu tam” khởi phát vào tháng 3/2022, Hiền Hồ vẫn luôn gặp khó khăn khi quay lại ca hát. Chương trình nào mời cô hình như cũng đều phải thay người hoặc không thể diễn ra. Rõ ràng để nảy sinh một chuyện tình cảm ngoài luồng lại lâu năm (cư dân mạng ước tính mối quan hệ “anh em nương tựa” của Hiền Hồ và đại gia Hồ Nhân bắt đầu ít nhất từ 4 năm trước) phải có sự thuận tình của hai bên.

Nhưng nói chung công chúng không thể áp dụng quyền lực của mình lên các vị đại gia không thuộc về showbiz, nên càng thêm “giận cá chém thớt”. Hiền Hồ không phải nữ nghệ sĩ đầu tiên vướng vào scandal ngoại tình. Nhưng thời điểm xảy ra vụ việc trùng với phong trào “phong sát” dâng lên mạnh mẽ ở Trung Quốc và Hàn Quốc.

Trong đời thường, người thứ ba sẽ phải đối mặt với gia đình của “người thứ nhất” hoặc với pháp luật. Nhưng trong showbiz, người ngoại tình phải đối mặt với cả công chúng. Tuần trước, ca sĩ, diễn viên Ryoko Hirosue được mệnh danh là “ngọc nữ Nhật Bản” sau khi xin lỗi vì ngoại tình cũng tuyên bố ngừng hoạt động giải trí vô thời hạn. Có lẽ đây là cách duy nhất để xoa dịu dư luận trong xã hội phương Đông – nơi công chúng luôn đặt yêu cầu cao với các nữ thần tượng.

Ngoại tình có thể chia làm hai kiểu: Vì bản năng yêu không kiềm chế nổi, và vì thu nhập. Ngọc Trinh từng chấp nhận là “người thứ ba” khi còn nghèo với lý do “tôi còn gánh nặng sau lưng nữa, không thể chỉ sống vì bản thân được”. Phát ngôn này thoạt nghe có vẻ đề cao bản thân, dùng động cơ để biện minh cho hành động. Nhưng nó còn thể hiện sự bất lực (trong thời điểm đó) của người nói khi không tìm ra con đường mưu sinh nào khác.

Cũng không loại trừ người ta ngoại tình vì cả hai động cơ. Nhất là trong showbiz, những mối quan hệ “trên tình bạn” với đại gia có thể mang lại sô diễn cũng như cơ hội thăng tiến. Nhưng ngược lại nó cũng có thể lấy đi tất cả. Nhất là với ai muốn vừa có tiền từ cả đại gia và khán giả.

Trong showbiz, không chỉ ngoại tình mà đổ vỡ hôn nhân cũng có thể trở thành những “vết” trong hình ảnh của nghệ sĩ. Khi ca sĩ Thanh Lam và bác sĩ Bùi Tiến Hùng được chương trình Khách sạn 5 sao (VTV3) mời lên chia sẻ về tình yêu của hai người, một nhà văn bày tỏ ý kiến qua Facebook với lập luận những người nhiều lần đổ vỡ hôn nhân, không được lên đài truyền hình quốc gia để phát biểu về tình yêu và hạnh phúc gia đình.

Bài viết nhận được hàng trăm lượt chia sẻ cùng hàng nghìn lượt thích có những câu như: “Khi giới thiệu một gia đình cho hàng triệu người xem, nên chọn những cặp vợ chồng có lối sống đẹp, gương mẫu, mẫu mực, thủy chung để là tấm gương cho người khác noi theo, chứ ai lại chọn cặp này”.

Như vậy tác giả phát ngôn mặc định “ăn đời ở kiếp” là một thuộc tính của gia đình hạnh phúc. Trong khi đáng ra để đảm bảo được tiêu chí gia đình hạnh phúc, đôi khi các cặp vợ chồng phải giải thoát cho nhau chứ không phải xác định hôn nhân là “án chung thân”. Quan niệm kiểu này có thể nói đã kéo lùi bước tiến trong việc xác lập hôn nhân như một mối quan hệ lành mạnh được pháp luật bảo hộ.

Việc đổ lỗi cho người thứ ba là nữ khiến các cuộc hôn nhân tan vỡ đã trở thành định kiến phổ biến. Chuyên gia tâm lý Lê Nguyên Phương phát hiện ra tiếng Việt có nhiều định danh chỉ đối tượng này như “trà xanh”, “tiểu tam”, “con giáp thứ 13”… Ông cho hay, tâm lý học gọi hiện tượng này là “săn trộm bạn tình” (mate poaching) và: “Theo Tâm lý học Tiến hóa, đây được xem như một chiến lược giao phối để mở rộng nhu cầu sinh sản và cả sinh tồn của loài người. Nó khá phổ biến trong đời sống tình ái của giống người. Các nghiên cứu cho thấy 64% nam giới và 49% phụ nữ đã từng săn trộm bạn tình của người khác. Thế nhưng chúng ta làm như thể chỉ có đàn bà mới đi trộm tình”.

Đây cũng là một hiện tượng thú vị về việc xác định vai trò giới trong xã hội phương Đông. Khi mối liên kết hôn nhân xảy ra, mặc nhiên người chồng có xu hướng phá vỡ nó trong khi người vợ ra sức bảo vệ bằng mọi giá. Nhưng mặt khác chính những hành động dằn mặt “tiểu tam” bằng cách đánh ghen lại thể hiện sự bất lực của người vợ trong giao tiếp với chồng.

391

Nhạy cảm giới là nhận thức được các nhu cầu, vai trò, trách nhiệm mang tính xã hội của phụ nữ và nam giới nảy sinh từ những đặc điểm sinh học vốn có của họ. Đồng thời hiểu được điều này dẫn đến khác biệt giới về khả năng tiếp cận, kiểm soát nguồn lực và mức độ tham gia, hưởng lợi trong quá trình phát triển của nam và nữ.

Để giúp làm rõ Nhạy cảm giới trong quản lý giảm nhẹ rủi ro thiên tai, có thể lấy ví dụ như sau: khi một người làm công tác truyền thông nhận thức được rằng phụ nữ ít có cơ hội thu nhận thông tin nói chung và thông tin về dự báo thời tiết, cách phòng tránh thảm họa nói riêng, do các bản tin này thường được phát vào thời gian nấu ăn khi phụ nữ đang bận ở trong bếp.

Đã bao giờ có ai đó nhận xét về bạn những câu như: “Sao nhạy cảm vậy?”, “Nghĩ gì phức tạp thế?’ hay “Mong manh dễ vỡ vừa thôi!”. Có khi nào bạn dành ra hàng giờ đồng hồ để chiêm nghiệm một tác phẩm nghệ thuật hay liên tục dằn vặt mình vì một lỗi lầm vụn vặt?

Nếu như những câu nói, suy nghĩ và hành động trên không chỉ từng xảy ra mà tần suất quay lại còn khá thường xuyên thì chào mừng bạn đến với “Hội những tâm hồn nhạy cảm”.

Nhạy cảm là gì? Người nhạy cảm có phải những cá thể khác biệt?

Đối với phần lớn xã hội, nhạy cảm là một từ miêu tả tính cách mang nghĩa tiêu cực. Mọi người thường nghĩ người nhạy cảm là những người sống rất cảm tính, yếu đuối, dễ kích động và hay phản ứng quá mức đối với mọi thứ xung quanh, trong khi đó có thể là một chuyện hết sức bình thường.

Nhận định trên không hoàn toàn là sai nhưng cũng chưa chắc đúng, nếu chỉ đơn giản hiểu theo cách này thì rất dễ đi đến những phán xét mang tính chủ quan, sai lệch và áp đặt đối với người nhạy cảm.

Cũng giống như vui, buồn hay giận dữ, nhạy cảm là một phần cảm xúc trong tâm hồn mỗi con người và chỉ xuất hiện trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, ở một số cá nhân, phần cảm xúc này lại chiếm phần hơn và được bộc lộ theo nhiều cách khác nhau. Các đặc điểm dễ dàng nhận thấy ở một người nhạy cảm thường gặp là:

– Tiếp nhận và xử lý các kích thích từ môi trường một cách sâu sắc

– Phản ứng mạnh mẽ với tác động (theo hướng tiêu cực lẫn tích cực)

– Hành vi và suy nghĩ thiên về cảm xúc nhiều hơn lý trí

– Nhận thức rõ ràng về những khác biệt nhỏ

– Tính cá nhân cao, cần nhiều thời gian riêng tư

– Dễ bị ảnh hưởng bởi tâm trạng và phán xét của người khác

– Suy nghĩ nhiều dẫn đến thường xuyên bị quá tải

– Có ngưỡng chịu đựng thấp (về thể chất lẫn tinh thần)

Nếu bạn là một người có hầu hết những đặc điểm trên thì nào, dừng lại một giây và khoan hãy thất vọng về chính mình. Theo thống kê, số người mang tính cách nhạy cảm chiếm đến gần 20% dân số bạn không hề cô đơn mà nghĩ theo hướng tích cực còn có cả một cộng đồng, chỉ là họ vẫn còn bị ảnh hưởng bởi những nhận xét tiêu cực từ xã hội và có phần ngại mở lòng chia sẻ.

Hãy nhớ rằng mỗi vấn đề luôn có nhiều hơn một mặt nhìn nhận, nhạy cảm chẳng có gì là khác biệt hay dị biệt. Phụ thuộc vào cách nhìn nhận và hành xử của mỗi người, phần cảm xúc này có thể khiến bạn trở nên đặc biệt, không bị xa cách mà còn dễ dàng kết nối với mọi người xung quanh. Nếu bạn vẫn chưa tin thì sau đây là 5 lý do tại sao nhạy cảm hoàn toàn có thể là món quà của tạo hoá.

Trân trọng và biết ơn cuộc sống từ cảm nhận sâu sắc

Khác với phần đông, quá trình cảm thụ một vấn đề của nhóm đối tượng nhạy cảm diễn ra phức tạp và kéo dài. Họ dễ dàng rung cảm với cái đẹp, âm nhạc, ngôn từ,… và nhiều thứ trong cuộc sống. Chính những suy nghĩ có phần sâu sắc này tạo nên cho người nhạy cảm góc nhìn đachiều. Từ việc hiểu rõ bản chất của sự vật sự việc, họ trở nên trân trọng, biết ơn và hiểu rằng càng phải sống trọn vẹn mỗi ngày với những gì mình đang có.

Khả năng sáng tạo cao và có bản sắc riêng

Vì luôn dành thời gian “quay vào” bên trong tâm hồn, nhìn nhận vấn đề có chiều sâu, vượt khỏi suy nghĩ thông thường nên khả năng sáng tạo những điều mới mẻ của người nhạy cảm cũng tỉ lệ thuận với mức độ suy nghĩ của họ. Một số nghề nghiệp đòi hỏi tần suất nảy sinh ý tưởng cao và liên tục nhưng vẫn giữ được bản sắc cá nhân như tác giả, nhà soạn nhạc, diễn viên,… là mảnh đất màu mỡ của nhóm này.

Dễ dàng đồng cảm giúp thắt chặt mối quan hệ

Tuy phản ứng có phần mạnh mẽ hơn bình thường nhưng ở góc độ khác, người nhạy cảm lại có khả năng lắng nghe và cho lời khuyên rất tốt. Bởi lẽ, họ có thể thấu hiểu những cảm xúc của người đối diện đang gặp phải, thế nên lời khuyên không sáo rỗng mà đến từ sự cảm thông chân thành. Cũng chính vì thế, một khi đã thực sự kết nối thì mối quan hệ đôi bên trở nên rất bền chặt và lâu dài.

Nói ít nhưng quan sát và nghĩ nhiều là thói quen mỗi ngày của những người nhạy cảm. Hôm nay đồng nghiệp trong công ty vừa thay đổi kiểu tóc mới, nước hoa người yêu đang dùng có mùi khác mọi khi, cách nói chuyện của sếp có vẻ hơi nghiêm trọng, người nhạy cảm chú ý đến từng chi tiết nhỏ trong câu nói, hành động, bề ngoài của người đối diện. Từ đó có thể dự đoán tình huống và biết cách ứng xử phù hợp cho từng hành động phát sinh để hạn chế sai lầm nhất có thể.

Chủ động bảo vệ bản thân

Luôn chú ý mọi chuyện xung quanh bao gồm những ý kiến tiêu cực lẫn tích cực từ xã hội cùng khả năng nhìn nhận sự kiện, cân nhắc mối tương quan trong quá khứ, hiện tại và tương lai, người nhạy cảm từ rất sớm đã có ý thức chủ động trong việc bảo vệ bản thân để hạn chế những tổn thương và tác động từ bên ngoài.

Sống tích cực là một nỗ lực phi thường. Không có gì sinh ra đã hoàn hảo hay khiếm khuyết tuyệt đối. Cách chúng ta nhìn nhận vấn đề và nỗ lực thay đổi để hướng đến những điều tốt đẹp mới là yếu tố quyết định giá trị cuộc sống. Bạn có thể là một người nhạy cảm, nhưng việc chấp nhận nó như một “vết sẹo” luôn muốn giấu đi hay xem đó là một món quà và tận dụng phát huy những ưu điểm để sống tốt hơn mỗi ngày hoàn toàn nằm ở lựa chọn bản thân.

Bài viết mới nhất

Tài sản quý nhất của cha mẹ chính là chúng ta

Chúng ta có thể dành thời gian cho công việc, cho đam mê, cho cuộc sống riêng và quên rằng quỹ thời gian dành cho cha mẹ mình là điều thật sự cần được ưu tiên: mình càng trưởng thành – cha mẹ càng già đi. Khi tình yêu đủ lớn, bạn sẽ nhận ra rằng…

Khi nghịch cảnh trở thành “vaccine” cho cuộc sống

Khả năng cải thiện nghịch cảnh không chỉ đơn thuần là sự bền bỉ hay khả năng hồi phục, mà còn là sự mạnh mẽ. Nếu khả năng hồi phục giúp chúng ta chống lại các cú sốc và trở về trạng thái cũ, thì khả năng cải thiện nghịch cảnh giúp ta trở nên tốt hơn so với trước.

Đừng để tuổi tác trở thành giới hạn của bạn

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta lại gặp một người dường như không bao giờ già. Họ lúc nào cũng trẻ trung, tràn đầy năng lượng tích cực, không ngừng chinh phục những ước mơ, ngay cả khi đã bước vào độ tuổi trung niên. Hãy cùng học hỏi bí quyết của những người mãi không “già” để tuổi tác không trở thành giới hạn của chúng ta nhé.

“Quản lý” hay “Chuyên viên”, bạn chọn con đường sự nghiệp nào?

Có bao giờ bạn tự hỏi rằng, để thành công thì chúng ta nên trở thành một người đa năng hay một chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể? Đã có nhiều ý kiến được đưa ra, nhưng đâu mới thật sự là câu trả lời đúng…

Sắp xếp bàn làm việc cùng phù thuỷ dọn nhà Marie Kondo

Bàn làm việc lộn xộn không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng công việc mà còn làm tâm trạng xấu đi. Hãy cùng Prudential sắp xếp lại bàn làm việc theo cách của “phù thủy dọn nhà” Marie Kondo để thiện mức độ tập trung và hiệu quả công việc của mình…

Giúp con vượt qua những khó khăn đầu đời

Với mỗi đứa trẻ, cha mẹ chính là những vị “siêu anh hùng” đầu tiên trong đời. Những ngày còn tấm bé, dường như mọi nước mắt được xoa dịu bởi những cái ôm thân yêu trìu mến của mẹ cha; và mỗi lần vấp ngã đều có sẵn tay bàn tay của cha mẹ ở đó để đỡ nâng, an ủi…

Giúp con gọi tên cảm xúc

Có nhiều yếu tố tác động đến khả năng giao tiếp của trẻ, một trong những yếu tố đó là việc “gọi đúng tên cảm xúc”. Đây là yếu tố ảnh hưởng một cách trực tiếp đến việc trẻ lựa chọn được hành vi giao tiếp phù hợp, tuy nhiên, trong giáo dục con cái, phụ huynh hầu như chưa quan tâm vấn đề này một cách đúng mức…

Trao quyền hợp lý khi con ở tuổi nổi loạn

Khi trẻ ở những năm tháng thiếu niên là khoảng thời gian chất chồng khó khăn cho cả trẻ và chính bạn. Tuổi dậy thì được xem như một cánh cửa, bước qua được thời gian này cũng đồng nghĩa với việc trẻ chuyển dịch sang một độ tuổi khác, trưởng thành hơn, đĩnh đạc hơn…

Steiner – Phương pháp giáo dục tạo dựng con người hạnh phúc

Bên cạnh phương pháp giáo dục phổ quát (giáo dục công) vẫn đang chiếm ưu thế tại hầu hết các nước trên thế giới, phương pháp giáo dục Steiner (hay còn gọi là Waldorf) được lan tỏa mạnh mẽ với một triết lý và cách tiếp cận khác biệt…

TTCT – Dường như những đứa trẻ có mức độ phản ứng cao nhạy cảm hơn với môi trường xung quanh và có lẽ đã có đặc điểm này từ khi mới sinh ra. Vấn đề là liệu tính khí này có ở lại với chúng suốt đời không? Ngày nay câu hỏi này đã có lời giải đáp. Ảnh: ShutterstockTrong quyển sách viết về những người cực kỳ nhạy cảm (Highly Sensitive People, hay HSP) xuất bản hồi đầu năm, hai tác giả Jenn Granneman và Andre Sólo mở đầu bằng cuộc thử nghiệm trên 500 trẻ sơ sinh do nhà tâm lý học Jerome Kagan và nhóm của ông thực hiện năm 1989.Kagan và các đồng nghiệp cho 500 em bé 4 tháng tuổi tiếp xúc với các trải nghiệm mới mẻ, như nghe tiếng bong bóng vỡ, ngửi mùi cồn trên tăm bông và nhìn đồ trang trí rực rỡ. Kết quả: khoảng 20% trẻ phản ứng mạnh mẽ (khóc và vùng vẫy) với các kích thích nói trên, 40% giữ im lặng và 40% phản ứng rơi vào khoảng giữa. Kagan đặt giả thuyết: những đứa trẻ nhóm đầu (phản ứng mạnh) sẽ có tính cách hướng nội khi bước vào tuổi trưởng thành, và những đứa trẻ ít phản ứng sẽ hướng ngoại hơn.Thời gian đã trả lời: những đứa trẻ “phản ứng mạnh” trong thí nghiệm năm xưa khi bước vào tuổi 30 vẫn có những phản ứng mạnh mẽ, thú nhận thấy căng thẳng khi ở nơi đông người, suy nghĩ quá nhiều và lo lắng về tương lai. Nói cách khác, một người sinh ra “mong manh” thì sẽ có khả năng tiếp tục “dễ vỡ” khi trưởng thành.Những “đóa hoa lan”Đặc điểm mà Kagan nhận thấy ở các em bé giờ đã có nhiều tên gọi khác nhau như “những người cực kỳ nhạy cảm”, “nhạy cảm sinh học với bối cảnh” hay “sự nhạy cảm khác biệt”. Những người này được cho là “mong manh như bồ công anh” hoặc so với hoa lan – loài hoa rất dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi ở môi trường xung quanh như ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ… Gần đây, các lý thuyết này được kết hợp lại dưới một thuật ngữ duy nhất, gọi là nhạy cảm với môi trường, như tiếng ồn, ánh sáng, xúc giác.Độ nhạy cảm (sensitivity) được định nghĩa là khả năng một người nhận thức, xử lý và phản ứng sâu sắc với môi trường. Khả năng này bao gồm hai cấp độ: (1) tiếp nhận thông tin từ các giác quan và (2) suy nghĩ thấu đáo về thông tin này, hoặc tìm ra nhiều mối liên hệ giữa nó với những ký ức, kiến thức hoặc ý tưởng khác. Với người “cực kỳ nhạy cảm”, cả hai cấp độ này đều hơn người thường – họ thu thập nhiều thông tin hơn từ môi trường xung quanh, xử lý chúng sâu sắc hơn và cuối cùng được định hình nhiều hơn bởi các yếu tố này. Phần lớn quá trình xử lý thông tin diễn ra trong vô thức. Nhiều người cực kỳ nhạy cảm thậm chí không nhận thức được rằng họ đang làm điều đó.Trong bài viết trên tờ Wall Street Journal hồi tháng 3, nhà xã hội học Elizabeth Bernstein cho biết những người cực kỳ nhạy cảm xử lý thông tin sâu sắc hơn những người khác, rất nhạy cảm với cảm xúc của chính mình và của mọi người. Những người này cũng thường hòa hợp hơn với các cảm giác, chẳng hạn vị giác, xúc giác, âm thanh hoặc khứu giác.Các nhà khoa học đã nghiên cứu người cực kỳ nhạy cảm trong nhiều thập niên và tin rằng có không ít người thuộc tuýp này. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 20-30% số người là người cực kỳ nhạy cảm, bao gồm cả nam và nữ. Irene là mẫu nhân viên mà mọi nhà quản lý đều mơ ước. Nhờ làm việc chăm chỉ và tận tâm, cô đã hoàn thành xuất sắc vai trò quản lý dự án chính. Irene hoàn thành các nhiệm vụ đúng thời hạn và mọi chi tiết đều được tính toán kỹ lưỡng. Trong môi trường đầy phức tạp của tổ chức, khả năng phát hiện và điều hướng những sắc thái cảm xúc của cô ấy là vô giá. Nhiều người thậm chí còn nói đùa rằng Irene chính là “trái tim” của cả nhóm – người mà mọi người hướng tới nhờ lòng nhân ái, sự quan tâm và hỗ trợ về mặt tinh thần.Nhưng đôi khi suy nghĩ sâu sắc và cảm nhận một cách tự nhiên của Irene lại đánh bại cô. Những thay đổi phút chót khiến Irene rơi vào tình trạng khó khăn và ảnh hưởng đến năng suất của cô. Irene tránh đối đầu và đôi khi tránh đưa ra những phản hồi cần thiết cho các đồng nghiệp khác, từ đó cản trở kết quả của nhóm. Cô chính là một người cực kỳ nhạy cảm.(Harvard Business Review) Nhạy cảm là một lợi thếTrong khi Kagan liên kết tính khí này với sự sợ hãi, nhiều nghiên cứu ngày nay cho rằng đó là một đặc điểm lành mạnh. Hai tác giả Jenn Granneman và Andre Sólo đều là người cực kỳ nhạy cảm và họ viết sách nhằm thay đổi cái nhìn tiêu cực của xã hội về vấn đề này. Thông điệp này thể hiện ngay từ tên sách: Sensitive: The Hidden Power of the Highly Sensitive Person in a Loud, Fast, Too-Much World (tạm dịch: Nhạy cảm – Sức mạnh tiềm ẩn của người cực kỳ nhạy cảm trong một thế giới ồn ào, vội vã và choáng ngợp). “Trước đây, người ta kỳ thị tính nhạy cảm và coi đó là điểm yếu. Nhưng những người nhạy cảm rất mạnh mẽ, họ có thể là nguồn thấu cảm và thông tuệ đối với người khác” – Sólo nói. Theo ông, những người cực kỳ nhạy cảm thường làm việc chăm chỉ và xuất sắc về nhiều mặt. Hầu hết đều đạt điểm cao ở trường, xây dựng sự nghiệp tốt và kết bạn dễ dàng như bất kỳ ai khác. Nhiều người trong số họ cũng rất thành đạt.Trên Psychology Today, tiến sĩ Melody Wilding – giáo sư về hành vi con người tại Đại học Hunter (Mỹ) – phân tích những đặc điểm nổi bật giúp người cực kỳ nhạy cảm nổi bật ở môi trường làm việc. Trong những tình huống quan trọng, những người này bộc lộ khả năng giao tiếp khéo léo, suy nghĩ lâu hơn và thận trọng trước khi nói. Điều này trái ngược với quan niệm người nhạy cảm sẽ thu mình khi bị đặt vào các bối cảnh giao tiếp.Người cực kỳ nhạy cảm cũng có khả năng phản biện và phân tích tốt, bởi não bộ của họ vốn quen với việc tiếp nhận và xử lý thông tin một cách phức tạp, đồng thời có mức độ tự nhận thức rất cao và trực giác mạnh mẽ. Nhóm này cũng gây ấn tượng bằng sự kỹ lưỡng, chỉn chu của mình, xuất phát từ việc họ suy nghĩ thấu đáo, xem xét nhiều góc độ và thường thấy trước các vấn đề hoặc kết quả tiềm ẩn. Khả năng tự nhận thức tinh tế của họ được chuyển thành sự tỉ mỉ trong thực hiện các nhiệm vụ, khiến sản phẩm của họ thường nổi bật về chất lượng. Tuy vậy nếu không cẩn thận, người cực kỳ nhạy cảm dễ sa đà vào chủ nghĩa cầu toàn.Luke Goss, nam diễn viên từng vào những vai đòi hỏi cá tính lạnh lùng như một vị vua, tay xã hội đen, sát thủ hay thậm chí là một quái vật, từng tự miêu tả mình là người “quá nhạy cảm”. Anh thừa nhận mình thường xuyên rơi nước mắt trước những tình huống xung quanh. Vậy nhưng tính cách này cũng giúp Goss tăng thêm chiều sâu trong tính cách của các nhân vật do anh đóng. “Sự nhạy cảm là một vũ khí bí mật. Nó có thể gắn kết mọi người lại với nhau” – anh nói. Người cực kỳ nhạy cảm cũng xuất sắc ở nhiều thứ. Họ sâu sắc, suy ngẫm, quan tâm và giàu trí tưởng tượng. Họ là những nhà trị liệu, giáo viên, huấn luyện viên, nhạc sĩ và nghệ sĩ xuất sắc. Tuy nhiên, không thể chối bỏ việc những người cực kỳ nhạy cảm gặp không ít khó khăn khi thường xuyên rơi vào trạng thái buồn bã, dễ khóc và dễ bị choáng ngợp.Học từ người siêu nhạy cảmĐộ nhạy cảm cao là một đặc điểm bẩm sinh, ổn định, đòi hỏi một số người phải có kỹ năng nhất định để đối phó trong cuộc sống thường nhật, ví dụ như thiết lập ranh giới, lên lịch cho thời gian rảnh rỗi hay lên kế hoạch cho những trải nghiệm tích cực.Những chiến thuật này giúp họ bảo vệ bản thân khỏi bị tổn thương do tính cách quá nhạy cảm, có sự cân bằng và từ đó phát triển mạnh mẽ hơn. Sólo khuyên những người cực kỳ nhạy cảm nên có cho mình một “thánh địa” riêng để nghỉ ngơi – một chiếc ghế bành yêu thích, công viên, thậm chí bồn tắm. Đó sẽ là nơi báo hiệu cho não bộ rằng “đã đến lúc thư giãn”.Tạp chí Harvard Business Review cho rằng trong một thế giới kinh doanh bị thống trị bởi tự động hóa, số hóa và sự thiếu lịch sự ngày càng gia tăng, chúng ta đang cần người có độ nhạy cảm cao hơn bao giờ hết. Trong một cuộc khảo sát, những người có độ nhạy cảm cao nhất đúng là những người căng thẳng nhất, song họ cũng được các nhà quản lý đánh giá cao nhất. Điều này nhấn mạnh thực tế rằng những người có độ nhạy cảm cao – khi được quản lý đúng cách – có thể là một trong những tài sản lớn nhất tại nơi làm việc.Trở lại với quyển sách của Granneman và Sólo, họ tin rằng người cực kỳ nhạy cảm có thể cho “người thường” chúng ta một bài học: biết chậm lại trong thế giới ồn ào, vội vã này. “Họ cho chúng ta thấy giá trị của việc sống chậm lại. Kết nối sâu sắc. Tạo ra ý nghĩa trong cuộc sống đời thường. Hơn thế nữa, những người nhạy cảm cũng là những nhà lãnh đạo giàu lòng nhân ái mà thế giới đang cần” – bộ đôi tác giả viết. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng độ nhạy cao có liên quan đến sự khác biệt di truyền trong cách não xử lý các chất hóa học thần kinh như serotonin, dopamine, norepinephrine. Các nhà nghiên cứu tin rằng đặc điểm này phát triển như một cách để tránh bị tổn hại, vì việc tạm dừng và quan sát sẽ dẫn đến việc phát hiện ra các mối đe dọa và cơ hội mà người khác đã bỏ lỡ. Tags: Nhà tâm lý họcTâm lý họcNhạy cảmTâm lýTinh thầnSức khỏe tinh thần

Tập huấn “Truyền thông có nhạy cảm giới”: Hành trang cho cán bộ truyền thông trẻ

Báo Người Lao động đưa tin về khóa tập huấn “Giới và Bình đẳng giới với các phóng viên trẻ và cán bộ truyền thông ” do Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) tổ chức.

VSF

Tuy là một chủ đề nổi cộm trong xã hội, bình đẳng giới vẫn chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng trên các sản phẩm báo chí, truyền thông. Điểm đáng mừng là những phóng viên và cán bộ truyền thông trẻ đã nhận ra điều đó và đang không ngừng nỗ lực học hỏi, trang bị thêm những kiến thức liên quan tới bình đẳng giới để có thể đưa nhiều sản phẩm truyền thông có nhạy cảm giới hơn tới với công chúng.

Truyền thông trong bình đẳng giới – Vai trò và trách nhiệm

Từ trước tới nay, bên cạnh nhiệm vụ phản ánh rõ ràng và chân thực nhất những vấn đề nổi cộm của xã hội, truyền thông cũng giữ một vai trò tiên phong trong việc chủ động nắm bắt, định hướng dư luận. Đối với bình đẳng giới, bản thân các phóng viên, các cán bộ truyền thông chính là những người sẽ dùng kỹ năng nghiệp vụ, ngòi bút sắc bén của mình để tuyên truyền mạnh mẽ, sâu rộng về giới và bình đẳng giới, từ đó tác động đến nhận thức và kêu gọi hành động của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội.

Những vấn đề liên quan tới giới và bình đẳng giới vẫn thường được mặc định là chủ đề chỉ xuất hiện trong các tờ báo dành cho gia đình, phụ nữ như báo Gia đình & Xã hội, báo Phụ nữ Việt Nam, báo Phụ nữ Thủ đô… hay những chuyên mục nhỏ dành riêng cho phụ nữ trong các tờ báo, trang tin tức lớn. Thực tế, việc truyền thông về vấn đề này, đôi khi, chưa được chú ý trên các sản phẩm báo chí, truyền thông đại chúng, thậm chí, những định kiến, khuôn mẫu giới có thể vô thức được viết ra theo thói quen từ những nhận thức bất bình đẳng giới chúng ta vẫn nghĩ là “bình thường” bấy lâu nay. Tuy nhiên, bình đẳng giới không chỉ gói gọn ở những chủ đề chỉ liên quan tới phụ nữ và càng không chỉ cần sự quan tâm của một mình phái nữ. Nơi nào có hoạt động của con người, nơi ấy sẽ tồn tại những vấn đề liên quan tới giới. Và bình đẳng giới là bình đẳng cho cả nam và nữ.

Xã hội được tạo nên bởi sự đa dạng trong văn hoá, tôn giáo, chủng tộc, ngôn ngữ và cả giới. Tầm quan sát bị thu hẹp bởi định kiến giới của người làm báo, làm truyền thông sẽ vô hình trung trở thành một cái khuôn bó buộc lên tác phẩm được tạo ra, khiến chúng mất đi khả năng phản ánh chính xác và toàn diện xã hội – một đặc tính vô cùng quan trọng của sản phẩm truyền thông. Có thể thấy, tôn trọng bình đẳng giới và sự đa dạng sẽ giúp các nhà làm truyền thông có một cái nhìn toàn diện hơn về đề tài mình theo đuổi.

Xây dựng các sản phẩm truyền thông có nhạy cảm giới – Từ lý thuyết tới thực hành

Tuy hiểu được vai trò và trách nhiệm của truyền thông trong việc tuyên truyền và thúc đẩy bình đẳng giới, việc tạo ra những sản phẩm truyền thông có nhạy cảm giới cũng vẫn sẽ là một thách thức lớn nếu các nhà báo, phóng viên, các cán bộ truyền thông không được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng liên quan.

Đây là lý do khóa tập huấn “Giới và Bình đẳng giới với các phóng viên trẻ và cán bộ truyền thông ” được Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) tổ chức cho gần 30 học viên vào tháng 10 vừa qua. Hoạt động thuộc sáng kiến cùng tên của VSF, sáng kiến đã vượt qua 12 đề xuất trong khu vực châu Á, nhận được tài trợ từ Viện Giáo dục và Thúc đẩy Bình đẳng Giới Hàn Quốc (KIGEPE). Mục tiêu của sáng kiến nhằm giúp một nhóm các phóng viên trẻ trở thành những nhà tiên phong về giới, từ đó góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng thông qua các sản phẩm báo chí của họ. Những nhà tiên phong về giới này cũng sẽ gây sức ảnh hưởng đến đồng nghiệp của họ để tạo ra nhiều nhà tiên phong về giới hơn.

Khoá tập huấn thu hút các phóng viên tới từ các tòa soạn, cơ quan truyền thông như VOVTV, báo điện tử Zing News, báo Dân Việt, báo Tiền Phong, v.v. cùng cán bộ truyền thông của các dự án xã hội như dự án “Vì mẹ và bé – Vì tầm vóc Việt”, “Cùng em Khôn lớn”,v.v.

Bằng các trò chơi trải nghiệm sinh động, hình thức tranh biện, sắm vai, đóng kịch, các phóng viên và cán bộ truyền thông trẻ đã hiểu được những kiến thức cơ bản về giới, giới tính, định kiến giới, khuôn mẫu giới, nhạy cảm giới, lồng ghép giới, trách nhiệm giới, nhận dạng giới, xu hướng tính dục và thể hiện giới.

Các học viên cũng được thực hành phân tích, đánh giá các chi tiết nhạy cảm giới và định kiến giới trong các tác phẩm truyền thông gần đây qua hoạt động “Nhặt Ngọc – Nhặt Sạn”. Thông qua hoạt động này, học viên có thể rèn luyện kỹ năng thực hành xây dựng các sản phẩm có nhạy cảm giới. Đồng thời, các học viên cũng được ứng dụng những kiến thức vào lĩnh vực mình phụ trách, các lĩnh vực đa dạng từ văn hóa, môi trường, người tốt việc tốt, đến trẻ em, khởi nghiệp,v.v. Các nhóm đã cùng nhau phân tích là nêu những điều nên và không nên khi sản xuất các tin bài trong các lĩnh vực liên quan.

“Khóa học giúp em nhận ra rằng trước đây, chính em cũng đã từng củng cố định kiến giới khi tác nghiệp và trong khi sản xuất tin bài. Em luôn nghĩ rằng đàn ông không chăm sóc người khác tốt như phụ nữ và phụ nữ khó có thể trở thành một người lãnh đạo tốt như đàn ông.” – chia sẻ của bạn Hoàng Khánh Vân – phóng viên tạp chí Doanh nghiệp và Thương Hiệu.

Sau khóa tập huấn, các học viên sẽ tham gia chuyến thực địa để khai thác các đề tài về bình đẳng giới và tọa đàm chia sẻ về thuận lợi và thách thức và kế hoạch công việc trong việc áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã học về giới và bình đẳng giới.

Khó có sự thay đổi nào có thể diễn ra trong một sớm một chiều, đặc biệt đối với những vấn đề đã ăn sâu, bén rễ trong nhận thức. Chính vì thế, việc trang bị những kiến thức và kỹ năng liên quan tới giới và bình đẳng giới cho các phóng viên, nhà báo và người làm truyền thông là vô cùng cần thiết. Bởi chỉ khi cá nhân các nhà báo, những người làm truyền thông có thể hiểu rõ ràng và có nhận thức đúng đắn về các vấn đề liên quan tới bình đẳng giới, họ mới có thể cho ra đời những tác phẩm không chỉ phản ánh thực tế khách quan, đa dạng của xã hội mà còn đồng thời góp phần xóa bỏ những định kiến giới.

Nguồn: Báo Người Lao động

Tin tức khác

  • Hợp tác thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm giới – (06/01/2022)
  • Hoàn thành triển khai sáng kiến “Giới và bình đẳng giới với phóng viên trẻ và cán bộ truyền thông” – (25/11/2021)
  • Thông điệp từ chiến dịch “Yêu thương không định kiến” – (24/11/2021)
  • Những con số ấn tượng của chiến dịch “Yêu thương không định kiến” – (24/11/2021)
  • Bạn đã, đang, hoặc sẽ làm gì để góp phần xoá bỏ định kiến giới? – (23/11/2021)
  • Hậu quả của định kiến giới là gì? – (23/11/2021)
  • Gạt bỏ định kiến giới – chìa khóa để hạnh phúc – (23/11/2021)
  • Chia sẻ của anh Lương Thế Huy – (23/11/2021)
  • Chia sẻ của anh Trịnh Lê Anh về thông điệp “Yêu thương không định kiến” – (23/11/2021)
  • VTC10 đưa tin về khóa tập huấn “Giới và Bình đẳng giới với các phóng viên trẻ và cán bộ truyền thông” của Quỹ Vì Tầm Vóc Việt – (22/11/2021)
15 ĐIỂM NHẠY CẢM trên cơ thể phụ nữ - CHẠM LÀ LÊN | Thanh Nga Official
15 ĐIỂM NHẠY CẢM trên cơ thể phụ nữ – CHẠM LÀ LÊN | Thanh Nga Official

Keywords searched by users: nhạy cảm giới là gì

Thế Nào Là Người Nhạy Cảm?
Thế Nào Là Người Nhạy Cảm?
Những Người Siêu Nhạy Cảm - Vnexpress Đời Sống
Những Người Siêu Nhạy Cảm – Vnexpress Đời Sống
6 Lý Do Khiến Quy Đầu Nhạy Cảm Và Cách Khắc Phục Đơn Giản - Vật Lý Trị Liệu
6 Lý Do Khiến Quy Đầu Nhạy Cảm Và Cách Khắc Phục Đơn Giản – Vật Lý Trị Liệu
Thủ Thuật Làm Tăng Nhạy Cảm “Điểm G”: Trả Lại Sự Thăng Hoa Cho Phái Đẹp
Thủ Thuật Làm Tăng Nhạy Cảm “Điểm G”: Trả Lại Sự Thăng Hoa Cho Phái Đẹp
Những Dấu Hiệu Của Người Nhạy Cảm
Những Dấu Hiệu Của Người Nhạy Cảm
9 Điều Giáo Dục Giới Tính Giúp Con Trẻ Tuổi Dậy Thì - Tuổi Trẻ Online
9 Điều Giáo Dục Giới Tính Giúp Con Trẻ Tuổi Dậy Thì – Tuổi Trẻ Online
Tập Huấn “Truyền Thông Có Nhạy Cảm Giới
Tập Huấn “Truyền Thông Có Nhạy Cảm Giới”: Hành Trang Cho Cán Bộ Truyền Thông Trẻ
Tập Huấn “Truyền Thông Có Nhạy Cảm Giới
Tập Huấn “Truyền Thông Có Nhạy Cảm Giới”: Hành Trang Cho Cán Bộ Truyền Thông Trẻ
Dương Vật Nhạy Cảm Là Gì? Cách Xử Lý Tốt Nhất Cho Nam Giới? - Phòng Khám Đa  Khoa 52 Nguyễn Trãi | Khám Đa Khoa Tốt Nhất Tại Hà Nội
Dương Vật Nhạy Cảm Là Gì? Cách Xử Lý Tốt Nhất Cho Nam Giới? – Phòng Khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi | Khám Đa Khoa Tốt Nhất Tại Hà Nội
Độ Nhạy Cảm Về Giá (Price Sensitivity) Là Gì? Đặc Điểm Và Yếu Tố Ảnh Hưởng
Độ Nhạy Cảm Về Giá (Price Sensitivity) Là Gì? Đặc Điểm Và Yếu Tố Ảnh Hưởng
Khám Phá Sự Thật Thú Vị Về Điểm G Của Đàn Ông
Khám Phá Sự Thật Thú Vị Về Điểm G Của Đàn Ông
Bạn Có Phải Là Người Nhạy Cảm?
Bạn Có Phải Là Người Nhạy Cảm?” – Tham Gia Chuyên Đề Khám Phá Bản Thân
Da Nhạy Cảm Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chăm Sóc | Eucerin
Da Nhạy Cảm Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chăm Sóc | Eucerin
Những Điểm Nhạy Cảm Kích Thích Tình Dục Ở Nam Giới
Những Điểm Nhạy Cảm Kích Thích Tình Dục Ở Nam Giới
Da Nhạy Cảm Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Da Nhạy Cảm – Thế Giới Skinfood
Da Nhạy Cảm Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Da Nhạy Cảm – Thế Giới Skinfood
Sự Nhạy Cảm Về Giới Giúp Đẩy Lùi Bất Bình Đẳng Và Bạo Lực Giới - Báo Phụ Nữ
Sự Nhạy Cảm Về Giới Giúp Đẩy Lùi Bất Bình Đẳng Và Bạo Lực Giới – Báo Phụ Nữ
Nhạy Cảm Là Gì? Ý Nghĩa Của Sự Nhạy Cảm Trong Cuộc Sống
Nhạy Cảm Là Gì? Ý Nghĩa Của Sự Nhạy Cảm Trong Cuộc Sống

See more here: sixsensesspa.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *