Các phương pháp điều trị rối loạn sắc tố da ở tay
4.1 Trị rối loạn sắc tố da tay bằng liệu pháp IPL
Liệu pháp IPL
Liệu pháp IPL là liệu pháp sử dụng công nghệ tiêu diệt các đốm sắc tố bằng dòng ánh sáng tác động trực tiếp vào các đốm sắc tố ấy
Cơ chế hoạt động: Liệu pháp IPL hoạt động dựa trên cơ chế chọn lọc phá hủy mục tiêu xác định mà không ảnh hưởng đến vùng da xung quanh bằng việc sử dụng ánh sáng với bước sóng phù hợp hướng tới vùng da bị rối loạn sắc tố, mang lại làn da đều màu hơn
Ưu điểm: của liệu pháp này giúp tái tạo bề mặt da hiệu quả, cho bạn một làn da đều màu, mịn màng và trẻ trung hơn.
Tuy nhiên nhược điểm: của phương pháp này chỉ phù hợp với những người có làn da trắng.
4.2 Peel da hoá học giúp vùng da tối màu được làm sáng triệt để
Nám da điều trị với peel
Sử dụng Peel hoá học để trị rối loạn sắc tố da ở tay là phương pháp giúp vùng da bị tối màu được làm sáng lên triệt để, loại bỏ các tế bào chết, làm da tróc vảy và cuối cùng được “lột đi”, tạo ra lớp da mới
Cơ chế hoạt động: phương pháp này sử dụng các chất hóa học có tính oxy hóa mạnh làm bào mòn và loại bỏ lớp da trên cùng bị rối loạn sắc tố. Sau khi sử dụng phương pháp này một lớp da mới ở bên dưới sẽ được hình thành và thay thế hoàn toàn lớp da cũ.
Ưu điểm: Đây là phương pháp sử dụng công nghệ giúp điều trị rối loạn sắc tố nhanh chóng và hiệu quả
Nhược điểm: Sau khi áp dụng phương pháp này vùng da mặt của chị em sẽ bị sưng đỏ, gây đau, thay đổi màu da và kết cấu bên trong da, có thể để lại sẹo. Thậm chí nếu không được chăm sóc đúng cách vùng da sẽ dễ bị nhiễm trùng có thể dẫn đến hoại tử da rất nguy hiểm.
4.3 Điều trị rối loạn sắc tố da ở tay bằng thuốc bôi
Sử dụng thuốc bôi trị rối loạn sắc tố da
Với tác dụng ức chế sự hình thành sắc tố Melanin, tái tạo tế bào da mới, giúp da trắng sáng và đều màu, thuốc bôi dưới dạng kem đang được nhiều chị em tin tưởng sử dụng đem đến những tác dụng tuyệt vời đối với da, giúp hỗ trợ điều trị tình trạng rối loạn sắc tố da hiệu quả. Hiện nay những loại thuốc bôi điều trị rối loạn sắc tố da tay thường có chứa những thành phần như: Pidobenzone , Axit kojic, Axit azelaic, Axit mandelic
- Pidobenzone: Pidobenzone mang tới tác dụng ưu việt giúp làm sáng da, điều trị thâm nám hiệu quả mà không gây kích ứng da, phù hợp với mọi loại da.
- Axit kojic: được chiết xuất từ dầu cọ mang tới tác dụng tẩy trắng da an toàn, làm sáng các đốm đen và ngăn ngừa sự đổi màu thêm do sản xuất melanin dư thừa. Nhược điểm của Axit kojic là chúng có khả năng gây viêm da tiếp xúc.
- Axit azelaic: được ứng dụng để điều trị rối loạn sắc tố da hiệu quả đồng thời loại axit này còn giúp điều trị mụn trứng cá
- Axit mandelic: được chiết xuất từ hạnh nhân giúp cải thiện bề mặt và cấu trúc làn da sạm nám, tối màu, làm giảm nhanh chóng sắc tố da, trong đó có thể giúp cải thiện, làm mờ cả đốm nâu và vết tàn nhang lớn. Axit Mandelic đã được chứng minh là làm giảm nám da đến 50% trong vòng 4 tuần, kết quả là bạn có một làn da trắng sáng và đều màu hơn. Chính vì thế loại axit này được sử dụng để điều trị mọi loại tăng sắc tố da
Xem thêm:
4.4 Sử dụng laser để tái tạo lại bề mặt của da
Điều trị rối loạn sắc tố bằng tia laser
Liệu pháp laser là một trong những cách trị rối loạn sắc tố da ở tay. Liệu pháp sử dụng công nghệ Laser giúp tái tạo lại bề mặt da. Mỗi loại laser sẽ có các bước sóng thích hợp, khi tác động lên bề mặt da sẽ làm phân huỷ các vùng da khuyết điểm không xâm lấn
Cơ chế hoạt động: Liệu pháp này sử dụng Laser tác động trực tiếp lên vùng da ở tay bị rối loạn sắc tố khiến cho những sắc tố được loại bỏ nhanh chóng và hiệu quả
Ưu điểm: Liệu pháp Laser giúp loại bỏ sắc tố da ở tay nhanh chóng.
Nhước điểm: Tuy nhiên sau khi sử dụng phương pháp laser nếu như các bạn không chăm sóc vùng da tay cần thận tình trạng tăng sắc tố da sau laser sẽ quay trở lại, điều này khiến phương pháp Laser không thể điều trị dứt điểm tình trạng rối loạn sắc tố da.
Chi tiết:
4.5 Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên giúp trị rối loạn sắc tố da
Sử dụng Chanh
Trị sắc tố da bằng chanh
Tác dụng của chanh trong điều trị sắc tố da
- Chanh được biết tới là loại quả có chứa nhiều Vitamin C có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, loại bỏ các sắc tố gây sạm da, tàn nhang, nám da hiệu quả hiệu quả.
- Đặc biệt chanh còn chứa axit tự nhiên có tác dụng tẩy tế bào chết giúp da đều màu, trắng sáng rạng ngời, làm mờ các khiếm khuyết trên da
Cách trị rối loạn sắc tố da ở tay từ chanh
- Bước 1: Bổ đôi quả chanh, loại bỏ hạt và vắt lấy nước cốt chanh
- Bước 2: Rửa sạch vùng da ở tay bị rối loạn sắc tố tiếp đó dùng bông hoặc gạc mềm thoa đều nước cốt chanh lên da
- Bước 3 : Đợi khoảng 10- 15 phút để nước cốt chanh thẩm thấu sâu hơn trên da tay rồi rửa sạch lại vùng da với nước.
Với phương pháp này các bạn nên thực hiện mỗi tuần từ 2-3 lần vào buổi sáng hoặc chiều tối. Kiên trì thực hiện phương pháp này trong khoảng 1-2 tháng chứng rối loạn sắc tố da tay của bạn sẽ được điều trị hiệu quả.
Lưu ý: Nếu như bạn là người có làn da mỏng và nhạy cảm thì trước khi thoa nước chanh lên da tay các bạn nên pha thêm nước để làm loãng nước cốt chanh tránh gây kích ứng đối với da nhạy cảm.
Xem thêm: Trị nám da bằng chanh
Trị rối loạn sắc tố da ở tay bằng dầu tầm xuân
Tinh dầu tầm xuân
Tác dụng của dầu tầm xuân trong trị rối loạn sắc tố:
- Thành phần beta-carotene có trong dầu tầm xuân giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da đồng thời làm mờ các vết nám và tàn nhang, ngăn chặn ảnh hưởng của tia UV, tái tạo tế bào da mới, dưỡng ẩm cho da và giúp da khỏe mạnh để ngăn ngừa ảnh hưởng của những tác nhân gây hại từ bên ngoài làm rối loạn sắc tố da.
- Ngoài ra các loại vitamin A, E, C có trong dầu tầm xuân giúp se khít và thu nhỏ lỗ chân lông.
Cách trị rối loạn sắc tố da ở tay từ dầu tầm xuân
- Bước 1: Rửa sạch vùng da ở tay bị rối loạn sắc tố
- Bước 2: Thoa đều dầu tầm xuân lên vùng da ở tay bị rối loạn sắc tố sau đó dùng tay vỗ nhẹ lên vùng da tay để những dưỡng chất thẩm thấu sâu trên da
- Bước 3: Đợi khoảng 30 phút rồi rửa sạch vùng da với nước ấm.
Nước dưa leo
Nước ép dưa chuột
Tác dụng của nước dưa leo trong trị sắc tố: Dưa leo có chứa chất làm trắng tự nhiên giúp cải thiện màu da, loại bỏ những sắc tố xuất hiện trên da, đồng thời giúp dưỡng ẩm cho da, chống lão hóa da cho bạn một làn da trắng sáng, mịn màng và đều màu.
Cách trị rối loạn sắc tố da ở tay từ nước dưa leo
- Bước 1: Rửa sạch dưa chuột, thái thành từng lát mỏng sau đó bỏ vào máy ép lấy nước cốt
- Bước 2: Rửa sạch vùng da ở tay bị rối loạn sắc tố rồi thoa đều nước dưa leo lên vùng da ở tay
- Bước 3: Tiếp đó các bạn thư giãn trong khoảng 15- 20 phút rồi rửa lại vùng da ở tay với nước
Để có thể loại bỏ hiệu quả tình trạng rối loạn sắc tố da tay chị em nên thực hiện khoảng 2-3 lần/ tuần vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Sau khoảng 2-3 tháng kiên trì thực hiện phương pháp này các bạn sẽ thu được hiệu quả không ngờ
4.6 Tránh ánh nắng tiếp xúc với da
Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng
Ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân gây rối loạn sắc tố da ở tay vì vậy một trong những cách trị rối loạn sắc tố da tay đó là hạn chế để da tiếp xúc với ánh nắng bằng cách:
- Hạn chế đi ra ngoài vào khoảng thời gian từ 10h-14h vì lúc này ánh sáng mặt trời có cường độ mạnh nhất và lượng tia UV trong ánh nắng cũng cao nhất.
- Đặc biệt các bạn không bao giờ được quên bôi kem chống nắng khi đi ra ngoài trời nắng. đặc biệt các bạn nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF từ 30 trở lên và có khả năng chống cả tia UVA và tia UVB.
- Ngoài việc sử dụng kem chống nắng các bạn nên trang bị thêm cả áo chống nắng, mũ, ô và kính râm khi đi ra ngoài trời nắng để hạn chế ở mức thấp nhất ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời lên da.
Trên đây là thông tin về tình trạng rối loạn sắc tố da ở tay mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả chứng rối loạn sắc tố da tay.
Tăng sắc tố da: Nguyên nhân, cách điều trị
Tăng sắc tố là một tình trạng xảy ra khá phổ biến và thường vô hại. Khi mắc chứng này, các mảng da sẽ trở nên tối màu hơn so với da bình thường xung quanh. Hiện tượng sẫm màu này xảy ra khi dư thừa melanin, sắc tố màu nâu tạo ra màu da bình thường, hình thành các cặn lắng trên da. Tăng sắc tố có thể ảnh hưởng đến màu da của mọi người, thuộc mọi chủng tộc.
Nguyên nhân tạo ra đốm đen trên da
Màu sắc da của một người thường được xác định bởi kiểu gen di truyền cũng như mức độ da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Với những khu vực da thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ có màu tối hơn so với những khu vực làn da được che chắn. Melanin là sắc tố tự nhiên có tác dụng kiểm soát màu da và nó được cơ thể tiết ra để bảo vệ da khỏi tia UV – là nguyên nhân có thể dẫn đến sạm, nám da hay rối loạn sắc tố da.
Các vấn đề về sắc tố đã được chứng minh là có liên quan đến chức năng của melanin hoạt động kém. Cho nên, nó sẽ gây ra tình trạng thay đổi da bao gồm: tăng sắc tố (đốm đen) hoặc giảm sắc tố (đốm sáng) trên da. Loại giảm sắc tố (đốm sáng) thường liên quan đến một tình trạng bệnh chẳng như bệnh bạch biến hoặc bệnh bạch tạng. Những bệnh này đều cần được chăm sóc y tế.
Một số rối loạn sắc tố da thường gặp
Ở một người khỏe mạnh, làn da của họ sẽ hoàn toàn bình thường. Rối loạn sắc tố da là khi màu da của người bệnh tối hơn hoặc sáng hơn bất thường. Tình trạng này còn được coi là tăng hay giảm sắc tố da.
1.Tăng sắc tố da
Đây là hiện tượng da bị sạm đen hơn bình thường. Trong một số trường hợp, tăng sắc tố da không gây hại đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu đây là triệu chứng của một loại bệnh lý nào đó thì nó có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về sức khỏe.
Nám da do tăng sắc tố da
Một số loại tăng sắc tố da có thể kể đến như:
– Nám: Xảy ra do nội tiết tố thay đổi. Đây chính là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai và phụ nữ tiền mãn kinh. Nám thường gặp ở vùng da mặt và da bụng nhưng cũng có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác trên cơ thể.
– Sạm nắng: Nếu thường xuyên phải ra ngoài nắng nhưng lại không có biện pháp bảo vệ da hiệu quả, bạn sẽ có nguy cơ cao bị sạm nắng. Cụ thể là những vùng da phải tiếp xúc trực tiếp với nắng sẽ xuất hiện những vết đốm, rất dễ nhận biết.
– Thâm mụn: Da bị tổn thương do mụn có thể dẫn đến tăng sắc tố da hay chính là tình trạng thâm da.
Tình trạng tăng sắc tố da có thể do một số nguyên nhân như tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, thay đổi nội tiết tố, do di truyền,… Một số bệnh lý như xơ gan ứ mật, hemochromatosis,… cũng có thể khiến làn da của bạn trở nên đậm màu bất thường.
Ngoài ra, một số loại thuốc và hóa chất tác động lên da bằng đường uống, đường tiêm cũng có thể gây rối loạn sắc tố da, khiến da bạn đậm màu hơn. Có những trường hợp tình trạng tăng sắc tố sẽ giảm dần khi ngừng dùng thuốc nhưng cũng có những trường hợp chứng tăng sắc tố da sẽ tồn tại vĩnh viễn.
1.Giảm sắc tố da
Giảm sắc tố da hay mất sắc tố da là một trong những loại rối loạn sắc tố da cũng rất thường gặp, khiến người bệnh khó chịu và mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự sụt giảm đáng kể lượng melanin trong cơ thể. Cụ thể là:
– Bệnh bạch biến: Căn bệnh tự miễn này gây tổn thương cho các tế bào sản xuất sắc tố da và khiến trên da của người bệnh xuất hiện những mảng trắng khác biệt và dễ dàng nhận biết, gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ.
Bệnh bạch biến gây giảm sắc tố da
– Bạch tạng: Ở bệnh nhân bị bạch tạng, một enzyme sản xuất melanin bị mất đi khiến cơ thể không thể sản sinh đầy đủ sắc tố da như bình thường. Người da trắng là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Khi bị bệnh, người bệnh không chỉ có làn da trắng bất thường mà còn có biểu hiện tóc trắng, mắt trắng,…
– Ngoài ra, một số loại rối loạn sắc tố da thường gặp khác có thể kể đến như lang ben, vảy nến, viêm da cơ địa dị ứng,… Khi mắc những căn bệnh này, người bệnh cần nhiều thời gian để điều trị và phục hồi da.
Nguyên nhân gây tăng sắc tố da ở tay
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng da tay tăng sắc tố, trong đó phải kể đến:
Thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố có thể khiến cơ thể tăng sản xuất melanin gây rối loạn sắc tố da tay. Nội tiết tố thay đổi thường xảy ra vào giai đoạn tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, cho con bú, chu kỳ kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh. Ngoài ra, các yếu tố liên quan đến môi trường, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, làm việc, stress, thuốc tránh thai, hormon,… cũng có thể gây ra tình trạng thay đổi nội tiết tố.
Ánh nắng mặt trời
Da tay là vùng thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ở những thời điểm cường độ ánh sáng mặt trời quá cao, tay không được che chắn và bảo vệ đúng cách sẽ bị tác động bởi tia UV dẫn đến tăng hoặc giảm sắc tố, nám sạm, tệ nhất là nguy cơ đối mặt với ung thư da.
Hoá chất
So với vùng da ở các vị trí khác thì da tay dễ bị tác động bởi các loại hoá chất, đặc biệt là chất tẩy rửa, nước rửa chén, bột giặt,… sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Đây là nguyên nhân khiến da tay bị ăn mòn dần theo thời gian dẫn đến tình trạng rối loạn sắc tố, bong tróc, khô ráp, da mỏng và yếu.
Da tay tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa thường xuyên có thể dẫn đến rối loạn sắc tố
Tuổi tác
Một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều tác động đến cơ thể, bao gồm cả vấn đề tăng sắc tố da ở tay và các vị trí khác là tuổi tác. Tuổi càng lớn, quá trình lão hoá da diễn ra càng nhanh khiến các tế bào suy yếu dần chức năng đào thải độc tố, chất cặn bã. Khi đó, các chất này sẽ tích tụ dưới da khiến vùng da cánh tay trở nên sậm màu.
Di truyền
Gia đình có bố, mẹ hoặc cả hai có tiền sử hay đang bị nám, sạm da thì khả năng cao di truyền cho con cái. Đây là nguyên nhân rất phổ biến và hầu như các trường hợp tăng sắc tố da do di truyền rất khó để có thể điều trị dứt điểm.
Ung thư
Một số bệnh nhân ung thư có biểu hiện rối loạn tăng hoặc giảm sắc tố da tay. Một số loại ung thư mà bạn cần chú ý là ung thư da tế bào đáy, tế bào gai, hắc tố da,… Vì vậy, nếu bạn thấy da tay có những vết thâm sạm, tối màu thì tốt nhất nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Tổn thương da tay
Một số trường hợp tay bị tổn thương sau khi lành nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ hình thành vết sẹo, thâm sạm. Tình trạng này thường xảy ra sau khi bị viêm da, côn trùng cắn,…
Dấu hiệu nhận biết rối loạn sắc tố da tay
Xuất hiện các đốm nâu li ti mọc thành cụm hoặc riêng lẻ
Người bị rối loạn sắc tố da rất dễ nhận biết khi quan sát bằng mắt thường. BIểu hiện của rối loạn sắc tố da là sự xuất hiện của những mảng đen trắng loang lổ hoặc những vùng da bị sạm, nám.
Rối loạn sắc tố da ở tay có hai hình thức gồm:
- Tăng sắc tố da ở tay: được biểu hiện bằng sự xuất hiện của các đốm nâu li ti mọc thành từng cụm hoặc mọc riêng lẻ với nhau ở tay. Càng để lâu chúng càng trở nên đậm màu và nhìn thấy rõ ràng hơn.
- Giảm sắc tố da ở tay: là tình trạng xuất hiện những vùng da có màu sắc nhạt hơn so với vùng da bình thường thậm chí có những vùng da bi mất màu hoàn toàn.
Nguyên nhân bị rối loạn sắc tố da
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây rối loạn sắc tố da. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây nên chứng rối loạn sắc tố da ở tay.
3.1 Nguyên nhân tăng sắc tố da
Ánh nắng mặt trời
Ánh nắng là nguyên nhân trực tiếp gây rối loạn sắc tố da
Ánh nắng mặt trời có chứa tia UV, nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tia UV có trong ánh nắng mặt trời sẽ tác động trực tiếp tới da tay dẫn tới sự sản sinh hắc tố Melanin, đây là nguyên nhân hình thành các đốm nâu và đốm nám trên da.
Theo nghiên cứu những người bị rối loạn sắc tố da, nếu thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sắc tố trên da sẽ xuất hiện nhiều và càng đậm nét hơn khiến cho việc chữa trị càng trở nên phức tạp hơn.
Trong khoảng thời gian từ 10h -14h ánh sáng mặt trời có cường độ mạnh nhất và lượng tia UV trong ánh nắng cao nhất. Chính vì thế các bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian này nhằm hạn chế ảnh hưởng của tia UV làm tăng sắc tố da ở tay.
Nội tiết tố rối loạn
- Hàm lượng Estrogen, Progesteron sẽ kích thích cơ thể sản sinh nhiều sắc tố Melanin gây nên tình trạng tăng sắc tố da
- Những người dễ bị tăng sắc tố nhất đó là phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, giai đoạn mãn kinh, phụ nữ đang mang thai…
Tâm lý: Những áp lực, căng thẳng trong công việc và cuộc sống nếu kéo dài thường xuyên cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng tăng sắc tố da.
Tuổi tác: Càng lớn tuổi quá trình lão hóa càng diễn ra nhanh hơn làm cho các tế bào bị suy giảm chức năng đào thải những hạt sẫm màu khiến cho chúng tích tụ lại dưới da gây nên tình trạng tăng sắc tố da.
Di truyền: Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tăng sắc tố da là do yếu tố di truyền. Do vậy nếu như các bạn sinh ra trong gia đình mà có bố hoặc mẹ bị tăng sắc tố da thì rất có thể bạn cũng mắc phải tình trạng tăng sắc tố da
Xem thêm: Nguyên nhân nám da
3.2 Nguyên nhân giảm sắc tố da
Sử dụng mỹ phẩm không an toàn: Những sản phẩm làm đẹp có chứa những chất làm trắng quá mạnh như: corticoid, glutathione cũng khiến vùng da ở tay bị mất sắc tố
Người bị lang ben, bị sẹo phỏng: Đây cũng là nguyên nhân khiến cho vùng da ở tay bị giảm sắc tố
Nhận biết tình trạng tăng sắc tố da ở tay
Da tay xuất hiện các đốm đen, nâu, thâm sạm với nhiều kích thước, có thể là các chấm nhỏ hoặc những mảng da lớn ở tay thì được gọi là tăng sắc tố da tay. Những biểu hiện tăng sắc tố da có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như bắp chân, đùi, mặt, ngực, bụng, tay,… Một số loại tăng sắc tố da ở tay thường gặp là:
- Nám da tay là tình trạng da xuất hiện các đốm nâu, đen hay xám ở mu bàn tay, ngón tay hoặc cả cánh tay.
- Rám nắng da tay xảy ra do da tay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài dẫn đến tình trạng melanin tăng sinh quá mức.
- Đồi mồi da tay là tình trạng da xuất hiện các đốm nâu kích thước dao động từ 0,5 – 2,5cm. Nguyên nhân gây ra tình trạng đồi mồi ở tay có thể do các tác nhân từ môi trường hoặc tuổi tác.
Tăng sắc tố da tay là tình trạng da xuất hiện các đốm nâu, thâm sạm khiến da tay không đều màu
Nhận biết các dạng tăng sắc tố da ở tay
Tăng sắc tố da ở tay là tình trạng trên da tay xuất hiện các đốm đen, nâu, thâm sạm với nhiều kích thước khác nhau, có thể là những mảng da lớn hay các chấm nhỏ ở tay. Những dấu hiệu tăng sắc tố da có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như mặt, ngực, bụng, bắp chân, đùi, tay,… Có thể nhận biết một số loại tăng sắc tố da ở tay thường gặp như sau:
- Nám da tay: Các đốm nâu, đen hay xám xuất hiện ở ngón tay, mu bàn tay hoặc cả cánh tay.
- Rám nắng da tay: Khi da tay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài dẫn đến tăng sinh quá mức melanin, gây rám nắng da tay.
- Đồi mồi da tay: Da xuất hiện các đốm nâu có kích thước dao động từ 0,5 – 2,5cm. Nguyên nhân gây đồi mồi ở tay có thể do các tác nhân từ tuổi tác hoặc môi trường.
- Vết thâm sẹo: Sau khi bạn bị chấn thương hoặc viêm da ở tay, những đốm sẹo thâm sẽ xuất hiện, đây cũng là một dạng tăng sắc tố da ở tay.
Tăng sắc tố da không phải là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng nên không có hại đến sức khỏe của bạn.
Trong một số trường hợp, khi bạn chống nắng tốt cho da thì các vùng sậm màu sẽ tự mờ đi. Nhưng nếu bạn bị tăng sắc tố nghiêm trọng hơn, bạn cần phải áp dụng các phương pháp điều trị. Ngay cả khi được điều trị, các đốm nâu sẽ không thể biến mất hoàn toàn.
Tăng sắc tố da ở tay là do nguyên nhân nào?
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tăng sắc tố da ở tay, trong đó những nguyên nhân phổ biến là:
Nội tiết tố thay đổi
Nội tiết tố thay đổi dẫn đến cơ thể tăng sản xuất melanin, gây rối loạn sắc tố da tay. Phụ nữ vào giai đoạn tuổi dậy thì, đang trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, cho con bú hoặc tiền mãn kinh thường bị thay đổi nội tiết tố. Ngoài ra, các yếu tố gây ra tình trạng thay đổi nội tiết tố khác có liên quan đến làm việc, stress, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, thuốc tránh thai, hormon, môi trường,…
Ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời thường xuyên tiếp xúc với vùng da tay. Khi tay không được che chắn và bảo vệ đúng cách ở những thời điểm cường độ ánh sáng mặt trời quá cao, sẽ bị tác động bởi tia cực tím, dẫn đến tăng hoặc giảm sắc tố, gây tình trạng nám sạm, nghiêm trọng nhất là nguy cơ bị ung thư da.
Tuổi tác
Tuổi tác là yếu tố gây ra nhiều vấn đề tăng sắc tố da ở tay và các vị trí khác. Càng lớn tuổi, quá trình lão hóa da diễn ra càng nhanh dẫn đến khiến chức năng đào thải độc tố, chất cặn bã của các tế bào suy yếu dần. Khi các chất này tích tụ dưới da thì vùng da cánh tay trở nên sậm màu.
Hóa chất
So với vùng da khác trên cơ thể, da tay dễ bị tác động bởi các loại hóa chất sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là nước rửa chén, chất tẩy rửa, bột giặt,…, khiến da tay bị ăn mòn dần theo thời gian, gây nên tình trạng rối loạn sắc tố với các biểu hiện da bong tróc, khô ráp, da mỏng và yếu.
Di truyền
Nếu gia đình có bố, mẹ hoặc cả hai có tiền sử bị nám, sạm da hay đang bị tình trạng này thì khả năng di truyền cho con cái là khá cao. Nguyên nhân này rất phổ biến và hầu như các trường hợp tăng sắc tố da do di truyền rất khó điều trị dứt điểm.
Ung thư
Một số bệnh nhân ung thư như ung thư da tế bào đáy, tế bào gai, hắc tố da… có biểu hiện rối loạn tăng hoặc giảm sắc tố da tay. Vì vậy, bạn nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt nếu bạn thấy da tay có những vết thâm sạm, tối màu.
Tổn thương da tay
Một số trường hợp tay bị tổn thương như viêm da, côn trùng cắn,…, sau khi lành nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ hình thành các vết sẹo, thâm sạm.
Các dạng tăng sắc tố da ở tay
Nám da
Nám da ở tay có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố. Và các vết nám có thể phát triển trong thời kỳ mang thai.
Vết cháy nắng
Tình trạng này xảy ra khá phổ biến. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc lâu dưới ánh mặt trời. Ví dụ như vùng da mặt, cánh tay và chân.
Vết thâm sẹo
Sau khi bạn chấn thương hoặc viêm da ở vùng tay, những đốm sẹo thâm sẽ xuất hiện. Tình trạng này cũng là một dạng tăng sắc tố da ở tay.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
Tăng sắc tố da ở tay là do những nguyên nhân nào? Cách nhận biết?
-
Mặc định
-
Lớn hơn
Xuất hiện những mảng trắng, đốm nâu trên tay là tình trạng tăng sắc tố da ở tay phổ biến mà đối tượng nào cũng có thể gặp phải. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này, các dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thế nào cho hiệu quả?
Trong quá trình chăm sóc da, mọi người thường chú trọng da mặt và ít để ý đến vùng da dễ bị tác động là da tay. Nguyên nhân chủ yếu tăng sắc tố da ở tay là do da không được chăm sóc và bảo vệ thường xuyên. Mặc dù hầu hết các trường hợp rối loạn sắc tố da đều vô hại nhưng đôi khi lại là dấu hiệu cảnh báo về một bệnh lý nguy hiểm.
Rối loạn sắc tố da ở tay dễ xảy ra ở đối tượng nào?
Các vùng sậm màu trên da là triệu chứng chính của chứng bị sắc tố da ở tay. Chúng có thể khác nhau về kích thước và phát triển ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
Nguyên nhân chủ yếu là tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và viêm da. Bởi vì cả hai yếu tố này đều có thể làm tăng sản xuất melanin trên da. Càng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, bạn càng có nguy cơ mắc phải tình trạng này. Vì vậy, những bạn thường xuyên hoạt động ngoài trời sẽ càng dễ bị tăng sắc tố da ở tay.
Chứng tăng sắc tố da là gì?
Tình trạng khiến da bị sạm đen được gọi là chứng tăng sắc tố da. Đó có thể là những mảng nhỏ, bao phủ với khu vực da lớn hoặc có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Tăng sắc tố da thường vô hại nhưng đây có thể là triệu chứng của một tình trạng sức khỏe nào đó khác.
Bạn có thể bắt gặp một số loại tăng sắc tố da, bao gồm:
- Nám: Nguyên nhân gây ra là do sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai. Các khu vực tăng sắc tố da xảy ra phổ biến ở bụng và mặt, tuy nhiên nó có thể diễn ra ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể.
- Sạm nắng: Nguyên nhân gây ra là bởi bạn phơi nắng quá mức trong thời gian dài. Tăng sắc tố da biểu hiện dưới dạng xuất hiện các đốm da ở các khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như bàn tay, mặt
- Thâm mụn: Đây thường là kết quả do làn da bị tổn thương.
Nguyên nhân gây tăng sắc tố da
Sạm da là một dạng tăng sắc tố da phổ biến. Tình trạng này xảy ra do tác hại của ánh nắng mặt trời. Những mảng da nhỏ, sẫm màu này thường được tìm thấy trên tay, mặt hoặc các khu vực khác trên cơ thể, nơi thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Rám má – tình trạng này tương tự như các vết sạm da, tuy nhiên đây là những vùng da sẫm màu có kích thước lớn hơn và thường xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố. Chẳng hạn như khi bạn mang thai, có thể kích hoạt việc sản xuất quá mức hàm lượng melanin, gây ra tình trạng nám da. Dùng thuốc tránh thai cũng có thể làm tăng sắc tố da vì họ có thể trải qua quá trình thay đổi nội tiết tố tương tự như trong thời kỳ mang thai. Nếu tình trạng tăng sắc tố da diễn ra nghiêm trọng, bạn nên ngừng sử dụng thuốc tránh thai.
Thay đổi màu da có thể xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài. Ví dụ, các bệnh về da như mụn trứng cá có thể để lại các đốm đen sau khi tình trạng này biến mất. Các nguyên nhân khác gây ra các vết nám trên da là do vết thương trên da, bao gồm một số phẫu thuật. Tàn nhang là những đốm nhỏ màu nâu có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất trên mặt và cánh tay. Tàn nhang là một đặc điểm di truyền.
Tàn nhang, đốm đồi mồi và các mảng da sẫm màu khác có thể trở nên sẫm màu hơn hoặc rõ rệt hơn khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Điều này xảy ra bởi vì melanin hấp thụ năng lượng của các tia cực tím có hại của mặt trời để bảo vệ da khỏi bị phơi nhiễm quá mức. Kết quả thông thường của quá trình này là sạm da, có xu hướng làm tối các khu vực đã bị tăng sắc tố.
Các tế bào da chuyên melanocytes tạo ra lượng sắc tố melanin (tăng sắc tố), làm cho da bị sạm khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Với một số người có làn da trắng, một số tế bào melanocytes sản xuất nhiều melanin hơn những người khác để phản ứng với ánh sáng mặt trời. Tình trạng tàn nhang xảy ra do sự sản xuất melanin không đồng đều này và thường có tính di truyền. Tùy thuộc vào từng loại, nguyên nhân thực tế gây tăng sắc tố rất khác nhau.
Nguyên nhân gây ra tăng sắc tố da cục bộ, có thể bao gồm:
- Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
- Tình trạng viêm da
- Tình trạng chấn thương da
- Sự tăng trưởng da bất thường
Một số chấn thương như vết cắt, bỏng hoặc viêm do các rối loạn như mụn trứng cá, lupus cũng có thể gây ra chứng tăng sắc tố da sau khi chúng biến mất. Da của một số người trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với một số loại thực vật như chanh, cần tây….có chứa các hợp chất furvitymarin so với tác động của tia cực tím. Tình trạng này được gọi là viêm da tiếp xúc quang hóa. Làn da sẽ trở nên dày và sẫm màu ở nách, sau gáy với những người mắc chứng rối loạn acnthonis nigricans. Acanthosis nigricans cũng có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Tăng tế bào lentigines là nguyên nhân gây ra sạm da với các đốm hình bầu dục, có màu nâu.
- Sạm da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là loại sạm da do tăng sắc tố tế bào phổ biến nhất. Phần lớn tình trạng này thường xuất hiện ở những người trung niên và khi bạn càng lớn tuổi thì số lượng càng tăng dần. Những người mắc hắc tố bào có thể có nguy cơ u ác tính cao hơn bình thường mặc dù các hắc tố bào này là lành tính.
- Sạm da cũng có thể xảy ra do hắc tố bào lentigines nếu có một số rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Peutz-Jeghers (đặc trưng bởi nhiều lentigine trên môi và polyp ở dạ dày và ruột), hội chứng khô da sắc tố và hội chứng đa lentigine (hội chứng LEOPARD). Các bác sĩ có thể loại bỏ chúng bằng phương pháp điều trị đông lạnh (liệu pháp áp lạnh) hoặc liệu pháp laser nếu không có quá nhiều lentigines.
Một số nguyên nhân khác khiến chứng tăng sắc tố da lan rộng gồm:
- Sự thay đổi nội tiết tố
- Các bệnh nội khoa
- Thuốc, hóa chất và kim loại nặng
Tăng sản xuất melanin và da tối màu do sự thay đổi nội tiết tố có thể xảy ra ở những người mắc bệnh Addison, những người mang thai hoặc sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố. Một số trường hợp bị xơ gan ứ mật nguyên phát cũng có thể gây tăng sản xuất melanin.
Melanin không phải là nguyên nhân gây tăng sắc tố da trong một số trường hợp, mà đó có thể là do các chất sắc tố khác thường không có trong da. Chứng tăng sắc tố da có thể xảy ra ở những người mắc các bệnh như hemochromatosis hoặc hemosiderosis, bởi quá nhiều chất sắt trong cơ thể. Một số loại thuốc, hóa chất và kim loại bôi lên da, uống hoặc tiêm cũng có thể là nguyên nhân gây tăng sắc tố.
Khu vực tăng sắc tố da thường lan rộng, tuy nhiên một số loại thuốc có thể tác động đến một số khu vực nhất định.Chẳng hạn như, một số người có các phản ứng thuốc nhất định, trong đó một số loại thuốc (ví dụ như một số loại kháng sinh, NSAIDs và barbiturat) gây ra tăng sắc tố da cục bộ ở cùng một nơi mỗi lần dùng thuốc.
Da tăng sắc tố có thể có màu tím, đen hơi xanh, vàng nâu hoặc các sắc thái của màu xanh, bạc và xám tùy thuộc vào thuốc, hóa chất hoặc kim loại và nơi tập trung trên da. Ngoài da, các khu vực bị đổi màu có thể diễn ra ở răng, móng, lòng trắng mắt (sclera) và niêm mạc miệng (niêm mạc). Với một số trường hợp, tình trạng tăng sắc tố thường mất dần sau khi ngừng thuốc. Tuy nhiên, một số trường hợp khác, chứng tăng sắc tố da là vĩnh viễn.
Một số biện pháp đốm đen trên da
Một số biện pháp nên được áp dụng để làm giảm đốm nâu trên da:
5.Thói quen hằng ngày
- Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời để ngăn chặn các vết nám xuất hiện hoặc trở nên tồi tệ hơn. Hơn nữa, tránh ánh nắng mặt trời nguy hiểm nhất trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
- Lựa chọn kem chống nắng một cách cẩn thận. Chỉ số chống nắng (SPF) của nó phải ít nhất là 20 (hoặc 30 nếu bạn có làn da trắng).
- Uống bổ sung viên chống nắng trước và trong khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để chuẩn bị tốt hơn cũng như giúp cho làn da được bảo vệ khỏi những tác động của ánh nắng mặt trời.
5.Làm sạch da mặt
Sử dụng các sản phẩm làm sạch phù hợp với da có tình trạng đốm nâu hoặc thay đổi sắc tố da.
5.Chăm sóc da
Các sản phẩm chống nắng giúp bảo vệ làn da không bị phá huỷ bởi tia cực tím. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách và đều đặn thì nó có thể có ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da. Để giúp làm giảm các đốm sắc tố này và làm đều màu da, ngoài việc sử dụng kem chống nắng đúng cách thì hãy áp dụng các sản phẩm điều trị làm mất sắc tố đen trên da với sự chỉ định của bác sĩ da liễu.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: Bioderma.co.uk, medicinenet.com
(Xem thêm Tổng quan về các bệnh sắc tố Tổng quan về các bệnh sắc tố Melanin là sắc tố màu nâu chịu trách nhiệm về màu sắc của da, tóc và mống mắt. Nó được sản xuất bởi các tế bào hắc tố. Hầu hết mọi người đều có số lượng tế bào sắc tố tương đương nhau, và dải… đọc thêm .)
Tăng sắc tố cục bộ thường gặp là tăng sắc tố sau viêm, xảy ra sau khi bị thương (ví dụ, vết cắt Rách tai Vết rách là rách ở mô mềm của cơ thể. Chăm sóc vết rách Cho phép lành vết thương nhanh Giảm nguy cơ nhiễm trùng Tối ưu kết quả thẩm mỹ đọc thêm và bỏng Bỏng Bỏng là các thương tích của da hoặc các mô khác do tiếp xúc với nhiệt, bức xạ, hóa chất hoặc điện. Bỏng được phân loại theo độ sâu (bỏng dày cục bộ bề mặt và bỏng dày cục bộ sâu, bỏng dày hoàn… đọc thêm ) hoặc các nguyên nhân gây viêm khác (ví dụ, mụn trứng cá Trứng cá Trứng cá thông thường là sự hình thành của sẩn comedone, sẩn, mụn mủ, cục hoặc nang do tắc nghẽn và viêm của các đơn vị nang lông tuyến bã (nang lông và kèm theo tuyến bã). Mụn trứng cá thường… đọc thêm , lupus Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh lý viêm tự miễn mạn tính có biểu hiện bệnh ở nhiều hệ cơ quan, xảy ra chủ yếu ở phụ nữ trẻ tuổi. Các biểu hiện phổ biến có thể bao gồm đau khớp và viêm khớp… đọc thêm ). Sự tăng sắc tố thành dải thường gặp do viêm da ánh nắng do thực vật, là phản ứng ánh sáng do ánh sáng cực tím kết hợp với chất gây nhạy cảm ánh sáng (đặc biệt là furocoumarins) trong thực vật (ví dụ như vôi, rau mùi, cần tây – xem Nhạy cảm quang học hóa học Nhạy cảm quang học hóa học ). Tăng sắc tố cục bộ cũng có thể là kết quả của các tổn thương tăng sản (ví dụ, tàn nhang lentigo Đồi mồi Tăng sắc tố có nhiều nguyên nhân và có thể là cục bộ hoặc lan tỏa. Hầu hết các trường hợp là do sự gia tăng sản xuất và lắng đọng melanin. (Xem thêm Tổng quan về các bệnh sắc tố.) Tăng sắc tố… đọc thêm , u hắc tố Ung thư hắc tố U hắc tố ác tính phát sinh từ các tế bào hắc tố trong một vùng sắc tố (ví dụ: da, niêm mạc, mắt hoặc hệ thần kinh trung ương). Di căn liên quan đến độ sâu của sự xâm nhập trong trung bì. Với… đọc thêm ), nám má Nám da (sạm da) Tăng sắc tố có nhiều nguyên nhân và có thể là cục bộ hoặc lan tỏa. Hầu hết các trường hợp là do sự gia tăng sản xuất và lắng đọng melanin. (Xem thêm Tổng quan về các bệnh sắc tố.) Tăng sắc tố… đọc thêm , tàn nhang, hoặc bớt cà phê sữa Loại tổn thương (Hình thái học cơ bản) . Bệnh gai đen gây tăng sắc tố cục bộ và một mảng thường gặp nhất ở nách và phía sau cổ.
Tăng sắc tố lan tỏa Tăng sắc tố do thuốc Tăng sắc tố có nhiều nguyên nhân và có thể là cục bộ hoặc lan tỏa. Hầu hết các trường hợp là do sự gia tăng sản xuất và lắng đọng melanin. (Xem thêm Tổng quan về các bệnh sắc tố.) Tăng sắc tố… đọc thêm có thể do và cũng có nguyên nhân toàn thân và nguyên nhân do ung thư (đặc biệt là ung thư biểu mô phổi và ung thư tế bào hắc tố có thương tổn toàn thân). Sau khi loại bỏ các thuốc gây tăng sắc tố lan tỏa, bệnh nhân cần được kiểm tra các nguyên nhân bệnh hệ thống thường gặp. Những nguyên nhân này bao gồm bệnh Addison Bệnh Addison Bệnh Addison tiến triển thầm lặng, chức năng vỏ thượng thận ngày một suy giảm. Nó gây ra các triệu chứng khác nhau, bao gồm hạ huyết áp, sạm da, thậm chí cơn suy thượng thận cấp với biến cố… đọc thêm , bệnh lắng đọng sắt Hemochromatosis di truyền Haemochromatosis di truyền là một rối loạn di truyền đặc trưng bởi sự tích tụ sắt quá nhiều (Fe) dẫn đến tổn thương mô. Các biểu hiện có thể bao gồm các triệu chứng toàn thân, rối loạn gan,… đọc thêm , và viêm đường mật nguyên phát Viêm đường mật nguyên phát (PBC) Viêm đường mật nguyên phát (PBC; trước đây được gọi là xơ gan mật nguyên phát) là tình trạng rối loạn tự miễn ở gan được đặc trưng bởi sự phá hủy dần các ống dẫn mật trong gan, dẫn đến ứ mật… đọc thêm . Các tổn thương da không gợi ý chẩn đoán; do đó cần sinh thiết da. Việc tìm kiếm căn nguyên ung thư cần dựa trên đánh giá hệ thống.
Cách điều trị tăng sắc tố da ở tay
Hiện nay, có nhiều phương pháp để điều trị tăng sắc tố da ở tay hay những vị trí khác bao gồm sử dụng công nghệ hiện đại, kem bôi da hoặc nguyên liệu tự nhiên. Tuy nhiên, với bất kỳ phương pháp nào, trước tiên bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám. Từ kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp để không gây ảnh hưởng sức khoẻ.
Sử dụng kem bôi da
Hiện nay, một số loại kem bôi da có tác dụng làm mờ các vết nám, thâm sạm trên da. Bạn cần chú ý các loại kem có chứa thành phần acid kojic, acid azelaic, acid salicylic, vitamin C, E, retinol,… cho hiệu quả trong việc ức chế quá trình tăng sản xuất melanin, cải thiện tình trạng tăng sắc tố da.
Các loại kem bôi có tác dụng giúp da tay đều màu, cải thiện tình trạng tăng sắc tố
Sử dụng công nghệ cao
Một số phương pháp điều trị tăng sắc tố da ở tay được áp dụng hiện nay là:
- Peel da hoá học.
- Bắn tia laser để phân huỷ những tế bào da tăng sắc tố, tái tạo da mới.
- Liệu pháp xung ánh sáng nhằm kích thích quá trình hình thành các sợi collagen trong lớp biểu bì.
- Mài mòn da để loại bỏ phần da tay tăng sắc tố.
- Truyền tế bào gốc, vi cấy collagen cũng là những phương pháp trị liệu tăng sắc tố da ở tay không xâm lấn giúp tái tạo các tế bào bị tổn thương một cách toàn diện, nhanh chóng.
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên
Nhiều người lựa chọn phương pháp điều trị tăng sắc tố da bằng các nguyên liệu tự nhiên, sẵn có, vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo an toàn cho da. Một số phương pháp trị liệu bằng nguyên liệu tự nhiên mà bạn có thể tham khảo để cải thiện tình trạng tăng sắc tố da ở tay là:
- Thoa trực tiếp nước cốt chanh lên vùng da bị đổi màu. Chanh có chứa thành phần acid citric, vitamin C,… giúp loại bỏ những vết thâm, sạm hiệu quả.
- Khoai tây cắt mỏng, đắp lên phần da tay bị tăng sắc tố. Thành phần vitamin B6, C, các chất khoáng như kali, kẽm, photpho trong khoai tây sẽ giúp loại bỏ tế bào da chết, tái tạo collagen và tế bào da mới để thay thế các lớp da bị sạm màu.
- Dưa chuột có hàm lượng nước cao và giàu vitamin, chất chống oxy hoá vừa có tác dụng cấp ẩm vừa cải thiện tình trạng tăng sắc tố da hiệu quả. Bạn chỉ cần cắt mỏng dưa chuột và đắp trực tiếp lên vùng da tay bị đổi màu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nghệ, mật ong, sữa chua, nha đam,… để cải thiện tình trạng da tay tăng sắc tố. Mặc dù tăng sắc tố da tay hầu như không gây nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp bệnh lý, bạn cần phải được thăm khám và điều trị nhằm tránh biến chứng.
Có thể dùng dưa chuột để loại bỏ các vết thâm, sạm giúp da đều màu tự nhiên
Để kiểm tra sức khỏe của da hoặc các bệnh lý khác, bạn có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Mọi thông tin cần được tư vấn hoặc đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa, quý khách hàng vui lòng gọi về tổng đài của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56, Tổng đài viên của bệnh viện sẽ hỗ trợ bạn 24/7.
Sắc tố da là gì?
Sắc tố sẽ tạo ra màu của da, tóc, màng nhầy và võng mạc của mắt. Sắc tố là do sự lắng đọng của sắc tố melanin. Melanin được sản xuất bởi các tế bào melanocytes. Một số tình trạng liên quan đến sắc tố da bao gồm: Tăng sắc tố (quá nhiều sắc tố), giảm sắc tố (quá ít sắc tố) và khử sắc tố (mất sắc tố).
Da có màu tự nhiên độc lập với ánh nắng mặt trời và đây chính là sắc tố của da. Hơn nữa, màu da còn phụ thuộc vào các sắc tố melanin – có tác dụng cung cấp sự bảo vệ tự nhiên của da để chống lại các ảnh hưởng của tia cực tím UV . Sắc tố melanin được chia thành hai loại:
- Eumelanin: Loại sắc tố này được biết đến nhiều hơn là melanin thật, nó có màu đen hoặc nâu sẫm và được tìm thấy ở những người có làn da xỉn, mờ (nó có tác dụng bảo vệ da tránh được tia UV).
- Phaeomelanin: Loại sắc tố này còn được gọi là melanin đỏ. Nó thường xuất hiện ở những người có làn da trắng hoặc tóc đỏ. Nó không có tác dụng bảo vệ chống lại tia UV. Ngược lại, sự tổng hợp của loại sắc tố này sẽ tạo ra các gốc tự do tấn công da.
Hai loại sắc tố melanin này thường xuất hiện ở mỗi người. Tuy nhiên, với từng cá nhân sẽ có tỷ lệ khác nhau. Số lượng hai loại sắc tố này sẽ là yếu tố quyết định màu da tự nhiên, cũng như độ rám nắng của da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Các bài viết liên quan
-
Sắc tố da là gì? Những bệnh lý liên quan đến sự thay đổi sắc tố da
-
Da bị tăng sắc tố sau peel là hiện tượng gì? Có khắc phục được không?
-
Vì sao có hiện tượng tăng sắc tố da sau laser?
-
Tăng sắc tố da sau viêm là gì? Cách điều trị ra sao?
-
Da nổi đốm nâu không ngứa là do nguyên nhân nào?
-
Những điều cần biết về hiện tượng rối loạn sắc tố da bẩm sinh
-
Nguyên nhân và cách điều trị rối loạn sắc tố da ở trẻ em
-
Rối loạn sắc tố da là gì? Làm cách nào điều trị rối loạn sắc tố da?
-
Giải đáp: Da nổi đốm nâu ngứa là bị bệnh gì?
Dermalogica đã nhận được nhiều câu hỏi của bạn đọc về tình trạng bị sắc tố da ở tay. Những mảng trắng, đốm nâu trên đôi bàn tay khiến nhiều bạn cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Bài viết kỳ này của Dermalogica sẽ giới thiệu về cách điều trị sắc tố da cho vùng tay. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!
Tăng sắc tố do thuốc
Những thay đổi thường lan tỏa nhưng đôi khi có kiểu phân bố và màu sắc liên quan đến thuốc ( xem Bảng: Tăng sắc tố do một số thuốc và hóa chất Tăng sắc tố do một số thuốc và hóa chất ). Cơ chế bao gồm
-
Tăng melanin trong lớp thượng bì (có xu hướng màu nâu hơn)
-
Tăng sắc tố melanin ở lớp biểu bì và lớp hạ bì cao (chủ yếu là màu nâu với chút xám hoặc xanh lam)
-
Tăng lượng melanin trong thượng bì (có xu hướng màu xám hoặc xanh)
-
Sự lắng đọng của thuốc ở trung bì, chất chuyển hoá, hoặc các phức hợp melanin thuốc (thường là màu xám hoặc xanh xám)
Thuốc có thể gây tăng sắc tố thứ phát. Ví dụ, tăng sắc tố cục bộ thường xảy ra sau khi dị ứng thuốc lichen phẳng Lichen Phẳng Planen planus là một phản ứng viêm tái phát, ngứa, đặc trưng bởi các sẩn nhỏ, rải rác, đa giác, đỉnh phẳng, có thể kết hợp thành các mảng vẩy thô, thường kèm theo tổn thương ở miệng và/hoặc… đọc thêm (còn được gọi là vụ phản ứng dạng lichen do thuốc).
Khi hồng ban nhiễm sắc cố định, các mảng hoặc mụn nước đỏ hình thành tại cùng một vị trí mỗi khi dùng thuốc gây bệnh; tăng sắc tố sau viêm còn sót lại thường tồn tại, đặc biệt là ở các loại da sẫm màu. Các tổn thương điển hình xảy ra trên mặt (đặc biệt là môi), bàn tay, bàn chân và bộ phận sinh dục. Các thuốc kích thích điển hình bao gồm kháng sinh (sulfonamid, tetracyclines, trimethoprim, và fluoroquinolones), thuốc chống viêm không steroid và barbiturat.
Điều trị tăng sắc tố do thuốc bao gồm việc dừng thuốc gây bệnh; sự tăng sắc tố mất đi rất chậm trong một số trường hợp nếu không phải tất cả các trường hợp. Bởi vì nhiều loại thuốc gây ra sắc tố da cũng gây ra phản ứng nhạy cảm ánh sáng Mẫn cảm với ánh sáng Nhạy cảm ánh sáng là phản ứng quá mức của da đối với ánh sáng mặt trời. Nó có thể liên quan đến dị ứng ánh sáng hoặc độc tính với ánh sáng và có thể vô căn hoặc xảy ra sau khi tiếp xúc với một… đọc thêm , bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời Phòng ngừa Da có thể phản ứng với ánh sáng mặt trời với những thay đổi mạn tính (ví dụ, lão hóa do bức xạ [lão hóa do ánh sáng], dày sừng quang hóa) hoặc cấp tính (ví dụ, nhạy cảm với ánh sáng, cháy nắng)… đọc thêm .
Điều trị chứng tăng sắc tố da
Bạn có thể kiểm soát chứng tăng sắc tố da thông qua một số biện pháp sau đây:
- Nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hãy dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên nếu ra ngoài vào ban ngày để bảo vệ da và ngăn chặn tình trạng nám da.
- Không nên chạm hoặc nặn da. Bạn tránh nặn hay chạm vào các điểm, vảy và mụn trứng cá để ngăn ngừa tăng sắc tố hình thành sau tổn thương da.
- Có thể làm giảm sắc tố da bằng cách sử dụng lô hội. Aloeshim có trong nha đam giúp làm giảm sắc tố da bằng cách ức chế sản xuất melanin trong da. Gel lô hội có thể được sử dụng để thoa lên da hàng ngày.
- Các loại kem chứa chiết xuất cam thảo có thể giúp làm giảm sắc tố da. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chiết xuất từ cam thảo (glabrindin) có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và làm trắng da. Bạn có thể sử dụng các loại kem có chứa glabridin trên các khu vực tăng sắc tố.
- Trà xanh: Tăng sắc tố da có thể cải thiện nhờ sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ trà xanh với đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của tràn xanh. Tuy nhiên, chiết xuất từ trà xanh rất hạn chế trong việc cải thiện nám và giảm tình trạng cháy nắng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: aocd.org
XEM THÊM
Sắc tố da là gì và nó có phải lý do gây ra các đốm đen trên khuôn mặt?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thanh Vân – Bác sĩ Nội thẩm mỹ – Da liễu – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
Melanin được xem như là nguyên chính hình thành các vết đốm, sạm trên da. Khi lượng melanin được sản xuất quá mức bởi các yếu tố như tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, thay đổi nội tiết tố hay lão hoá sẽ gây ra một số tình trạng liên quan đến sắc tố da như: Tăng sắc tố, giảm sắc tố và mất sắc tố.
Các phương pháp ngăn ngừa và điều trị sắc tố da ở tay
Bác sĩ da liễu sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng bị sắc tố da ở tay. Bằng cách hỏi bệnh sử của bạn và khám sức khỏe để tìm hiểu tác nhân gây tăng sắc tố. Trong một số trường hợp, sinh thiết da có thể giúp bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân. Sau đây là một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng tăng sắc tố da ở tay.
Dùng kem bôi da
Bạn có thể được kê đơn thuốc bôi ngoài da để điều trị chứng tăng sắc tố. Thuốc này thường chứa hydroquinone, có tác dụng làm sáng da. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kem bôi da chứa retinoids cũng giúp làm sáng các đốm nâu.
Việc sử dụng các sản phẩm này trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ. Vì vậy, tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng chúng theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Điều này sẽ giúp bạn tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Phải mất vài tháng để bạn có thể thấy được tác dụng rõ rệt trên da.
Chống nắng cho da
Kem chống nắng là yếu tố quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bị sắc tố da ở tay. Sau đây là một số lưu ý giúp bạn tìm loại kem chống nắng tốt cho da:
- Kem chống nắng vật lý với thành phần chính là oxit kẽm.
- Có chỉ số SPF từ 30 đến 50.
- Có tác dụng bảo vệ da quang phổ rộng.
Bạn nên sử dụng kem chống nắng hàng ngày. Thoa lại sau mỗi 2 giờ nếu bạn tiếp xúc lâu với ánh nắng. Thoa thường xuyên hơn nếu bạn đổ mồ hôi hoặc đi bơi. Bên cạnh đó, bạn hãy nhớ che chắn da cẩn thận khi ra ngoài nắng nhé!
Dùng các phương pháp làm đẹp khác
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng tăng sắc tố. Các bác sĩ da liễu cũng có thể đề nghị điều trị bằng laser hoặc peel da. Các phương pháp này sẽ giúp cải thiện tình trạng tăng sắc tố da của bạn.
Hy vọng bài viết kỳ này giúp bạn đọc có thêm kiến thức về tình trạng bị sắc tố da ở tay. Hãy chăm sóc làn da đúng cách để phòng ngừa tình trạng này bạn nhé. Chúc bạn đọc của Dermalogica sớm lấy lại làn da sáng mịn như ý. Nếu các bạn cần thêm tư vấn về sức khỏe làn da, hãy liên lạc đến Dermalogica qua fanpage facebook của chúng tôi.
RỐI LOẠN SẮC TỐ DA Ở TAY
Rối loạn sắc tố da ở tay là một trong những bệnh da liễu mà da tay thường mắc phải. Vậy rối loạn sắc tố da tay là gì? Nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này ra sao? Có lẽ đây là thắc mắc được nhiều người đặt ra, trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc đó giúp các bạn.
Sự hoạt động của sắc tố da
Sắc tố da là kết quả của một quá trình hoạt động với 4 giai đoạn phức tạp:
- Giai đoạn 1: Tia cực tím và các chất trung gian sinh học (các chất được tìm thấy trong tế bào da) kích thích quá trình tạo sắc tố.
- Giai đoạn 2: Melanin được sản xuất bởi melanocytes.
- Giai đoạn 3: Sau đó, Melanin được đưa đến lớp biểu bì da.
- Giai đoạn 4: Cuối cùng, sắc tố melanin di chuyển đến bề mặt da thông qua sự đổi mới liên tục của các tế bào trong lớp biểu bì.
Điều trị rối loạn sắc tố da bằng phương pháp nào?
Tùy vào từng trường hợp rối loạn sắc tố da và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp:
2.Các phương pháp điều trị tăng sắc tố da phổ biến
– Cân bằng nội tiết tố: Nếu sự thay đổi nội tiết tố khiến làn da của bạn sạm màu hơn bình thường thì bạn cần điều chỉnh và cân bằng nội tiết tố. Đây chính là cách điều trị bệnh tận gốc và mang lại hiệu quả lâu dài. Có thể điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học và phù hợp, đặc biệt nên bổ sung thực phẩm có chứa nhiều chất béo omega 3, các loại rau và trái cây vào thực đơn. Bên cạnh đó, có thể bổ sung viên uống nội tiết theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Dùng kem bôi đặc trị theo hướng dẫn của bác sĩ
– Sử dụng sản phẩm bôi đặc trị có tác dụng ức chế một số loại enzyme để hạn chế sự sản sinh sắc tố da quá mức. Tuy nhiên, cần lựa chọn sản phẩm dựa theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh sử dụng sản phẩm trôi nổi, kém chất lượng và không phù hợp với làn da của bạn.
– Dùng thuốc uống để ức chế sản sinh quá mức sắc tố da nhưng chỉ sử dụng loại thuốc đã được bác sĩ kê đơn. Không nên tự ý mua thuốc để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có.
– Điều trị tăng sắc tố với laser: Những chùm tia laser đơn sắc có thể phá hủy sắc tố da. Tuy nhiên, lưu ý nếu không thực hiện đúng cách có thể gây tổn thương da. Do đó, nên thực hiện tại những cơ sở y tế uy tín.
– Liệu pháp ánh sáng điều trị tăng sắc tố melanin: Đây là phương pháp dùng ánh sáng có cường độ mạnh để chiếu vào da để cân bằng sắc tố da.
2.Điều trị giảm sắc tố da
Các trường hợp giảm sắc tố da do bệnh bạch biến hay bạch tạng đều chưa có thuốc điều trị. Tuy nhiên, để khắc phục vấn đề về thẩm mỹ, bệnh nhân có thể dùng mỹ phẩm để che đi khuyết điểm trên da, dùng thuốc có chứa corticosteroid hoặc liệu pháp ánh sáng để kiểm soát bệnh hiệu quả.
Những điểm chính
-
Các nguyên nhân thường gặp của tăng sắc tố cục bộ bao gồm chấn thương, viêm, viêm da ánh nắng thực vật, đồi mồi, nám da, tàn nhang, bớt cà phê sữa và bệnh gai đen.
-
Các nguyên nhân phổ biến của tăng sắc tố lan tỏa bao gồm nám da, thuốc, ung thư và các rối loạn hệ thống khác.
-
Kiểm tra những bệnh nhân bị tăng sắc tố trên diện rộng không do thuốc để tìm các rối loạn như viêm đường mật nguyên phát, bệnh huyết sắc tố và bệnh Addison.
-
Điều trị melasma ban đầu với sự kết hợp của hydroquinone 2 đến 4%, tretinoin 0,05 đến 1%, và corticosteroid từ lớp V đến VII.
-
Nếu đồi mồi ảnh hưởng đến thẩm mỹ, điều trị bằng áp lạnh hoặc laser.
Hiện tượng và cách điều trị chứng rối loạn sắc tố da tay
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi ” Bác sĩ PHẠM THU PHƯƠNG ” – Chuyên khoa Da liễu – Bác sĩ chuyên môn PKQT Mega Gangnam – Đặt lịch tư vấn
Hầu hết chúng ta đều chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để dưỡng trắng cho da vùng mặt. Nhưng ít ai biết rằng có một khu vực da với các đặc tính tương tự, dễ bị nám sạm, nhăn nheo cần được quan tâm nhiều hơn chính là da tay. Nếu không chăm sóc đúng cách hay che chắn cẩn thận, rất dễ gặp phải tình trạng da tay bị rối loạn sắc tố. Tình trạng này sẽ trở nên nguy hiểm hơn và có khả năng phát triển thành các hội chứng nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Vậy rối loạn sắc tố da ở tay điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây!
Da tay bị rối loạn sắc tố là như thế nào?
Đồi mồi
Đồi mồi là các dát phẳng, màu khói đến nâu, hình bầu dục. Chúng thường do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu dàih (các nốt ruồi mặt trời; đôi khi được gọi là đốm gan nhưng không liên quan đến rối loạn chức năng gan) và xảy ra thường xuyên nhất trên mặt và mu bàn tay. Chúng thường bắt đầu xuất hiện trong độ tuổi trung niên và tăng theo số tuổi. Mặc dù sự tiến triển từ đồi mồi đến u tế bào hắc tố chưa được khẳng định, đồi mồi cũng là yếu tố nguy cơ với u hắc tố Ung thư hắc tố U hắc tố ác tính phát sinh từ các tế bào hắc tố trong một vùng sắc tố (ví dụ: da, niêm mạc, mắt hoặc hệ thần kinh trung ương). Di căn liên quan đến độ sâu của sự xâm nhập trong trung bì. Với… đọc thêm .
Nếu bệnh nám da là một vấn đề về thẩm mỹ, chúng được điều trị bằng phương pháp áp lạnh hoặc laser; hydroquinone không hiệu quả.
Các nốt ruồi không mặt trời đôi khi có liên quan đến các rối loạn toàn thân, chẳng hạn như hội chứng Peutz-Jeghers Hội chứng Peutz-Jeghers Hội chứng Peutz-Jeghers là một bệnh di truyền gen trội trên nhiễm sắc thể thường với nhiều polyp hamartoma trong dạ dày, ruột non và đại tràng cùng với các tổn thương sắc tố da đặc biệt. Hầu… đọc thêm (trong đó xuất hiện các nốt ruồi ở môi), hội chứng nhiều nốt ruồi (hoặc hội chứng LEOPARD, viết tắt của Lentigines, Electrocardiogram [ECG] conduction abnormalities, Ocular hypertelorism, Pulmonic stenosis, Abnormal genitals, Retardation of growth, and sensorineural Deafness (nhiều nốt ruồi, Các bất thường dẫn truyền trên điện tâm đồ [ECG], Quá cách xa hai mắt, Hẹp mạch máu phổi, Bộ phận sinh dục bất thường, Chậm phát triển và Điếc do cảm thụ thần kinh)), hoặc bệnh khô da nhiễm sắc tố.
Rối loạn sắc tố da ở tay là như thế nào?
Rối loạn sắc tố là một bệnh lý thường gặp liên quan đến sự tăng giảm của các sắc tố trên bề mặt da. Biểu hiện của hội chứng rối loạn chính là các đốm tối màu hoặc những mảng da trắng bị loang lổ. Trường hợp này chúng xảy ra ở tay nơi thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hóa chất và các tạp chất khác. Thực tế thì rối loạn sắc tố mức độ nhẹ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng có thể khiến chúng ta cảm thấy tự ti hơn trong giao tiếp và các hoạt động hàng ngày. Dù sao thì một đôi bàn tay mềm mịn, trắng trẻo, đều màu vẫn là điều đáng để tự hào.
Các dấu hiệu cho thấy hiện tượng rối loạn sắc tố da ở tay
Hiện tượng rối loạn sắc tố tồn tại ở hai dạng phổ biến nhất là tăng sắc tố hoặc giảm sắc tố với những đặc điểm khác biệt, như sau:
- Tăng sắc tố: Da có biểu hiện sẫm màu hơn với các đốm hoặc mảng màu nâu vàng, nâu đen. Theo thời gian những vùng da bị tăng sắc tố dần mở rộng diện tích và độ đậm màu cao hơn. Đối với da vùng tay, tình trạng tăng sắc tố chủ yếu liên quan đến những ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời, tiếp xúc quá nhiều với hóa chất khiến da bị bào mòn, mỏng yếu hơn. Nám, đồi mồi vùng tay cũng là những dấu hiệu đáng lưu ý nên cần chăm sóc đặc biệt.
- Giảm sắc tố: Khác với hiện tượng gia tăng sắc tố, giảm sắc tố tạo nên những mảng da có màu sắc nhạt hơn so với bình thường như màu trắng vàng. Thậm chí có những trường hợp da bị mất hoàn toàn sắc tố như hội chứng bạch biến hoặc bạch tạng. Nhiều người có biểu hiện giảm sắc tố không chỉ xuất hiện ở vùng bàn tay mà còn lan rộng ra cánh tay và những vùng khác. Việc điều trị giảm sắc tố thường khó khăn hơn so với tăng sắc tố da.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rối loạn sắc tố da tay
Hiện tượng rối loạn sắc tố tương đối phổ biến nhưng nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng này ở mỗi người là không giống nhau. Đầu tiên bạn cần xác nhận tình trạng da tay nằm trong nhóm tăng hay giảm sắc tố. Sau đó tiến đến bước xác nhận nguyên nhân cụ thể, điều đó giúp cho việc tìm kiếm giải pháp điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn sắc tố ở tay
Đối với hiện tượng rối loạn tăng sắc tố da ở tay
Với những biểu hiện như da tay bị sạm hơn so với bình thường có khá nhiều nguyên nhân. Điều này chủ yếu bắt nguồn từ các tác động tiêu cực bên ngoài môi trường. Hội chứng tăng sắc tố bẩm sinh do di truyền cũng có thể xảy ra nhưng tỉ lệ khá thấp và thường xuất hiện ở vùng mặt. Những nguyên nhân trực tiếp có khả năng cao khiến da vùng tay bị rối loạn tăng sắc tố như sau:
- Ánh nắng mặt trời: Sự tồn tại của ánh nắng mang đến nhiều lợi ích cho cuộc sống và sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với ánh nắng quá lâu trong những thời điểm mà cường độ ánh sáng quá cao thì rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị nám sạm, tàn nhang hay thậm chí là ung thư da. Hơn thế nữa, nhiều người không có thói quen thoa kem chống nắng hay che chắn cho vùng tay nên biểu hiện tăng sắc tố ngày càng tăng cao.
- Tiếp xúc với hóa chất: Trong sinh hoạt hàng ngày việc sử dụng các loại nước tẩy rửa vô cùng phổ biến. Mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng tiếp xúc quá lâu khiến da bị bào mòn, mỏng yếu. Điều này trở thành yếu tố gián tiếp khiến da vùng tay bị tổn thương sâu hơn dưới tác động của môi trường sống. Để tránh tình trạng rối loạn sắc tố ngày càng nặng hơn cần sử dụng bao tay hay các vật dụng cần thiết trong quá trình tiếp xúc hóa chất.
- Rối loạn nội tiết tố ở nữ giới: Các nghiên cứu cho thấy nữ giới có tỷ lệ rối loạn sắc tố cao hơn hẳn so với phái nam. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nội tiết tố không ổn định. Dưới tác động của môi trường, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, các vấn đề về tâm lý và những giai đoạn đặc biệt, nội tiết tố nữ liên tục thay đổi. Những biểu hiện như da bị sạm đen, hình thành nám, tàn nhang, các mảng da có màu sắc bất thường là một trong những biểu hiện của tình trạng thay đổi nội tiết tố.
- Tuổi tác: Độ tuổi càng cao thì tình trạng lão hóa càng gia tăng. Những dấu hiệu như da nhăn hơn, độ đàn hồi kém và sắc tố da tăng lên là kết quả của quá trình lão hóa ở độ tuổi trung niên, cao niên. Thời điểm này da cực kỳ mỏng, bị chùng nhão, đi kèm với tình trạng các đốm hoặc mảng nâu đen, nâu sạm. Nếu biết cách chăm sóc da từ sớm thì chúng ta có thể làm chậm quá trình lão hóa trên cơ thể và giảm thiểu những biểu hiện này ở vùng tay.
- Tăng sắc tố da sau tổn thương: Một số trường hợp da bị sẹo thâm, sẹo tối màu kéo dài là do tổn thương sau viêm. Các tổn thương ngoài da không được chăm sóc đúng cách dẫn đến viêm da, tấy đỏ
Đối với hiện tượng rối loạn giảm sắc tố da ở tay
Khác với tình trạng trên, sự suy giảm của các sắc tố ở da tay hay những khu vực khác trên cơ thể liên quan khá nhiều đến yếu tố di truyền. Hiện tượng rối loạn hệ Gene, các vấn đề về tuyến giáp khiến màu sắc da thay đổi một cách bất thường. Những hội chứng như bạch tạng hay bạch biến có tính chất di truyền khá cao và thường biểu hiện ngay khi chào đời. Sử dụng một số loại hóa chất cũng có thể khiến làn da bị giảm sắc tố và cực kỳ nguy hiểm. Bạn cũng cần hết sức thận trọng với lang ben, sẹo phỏng nếu không muốn sắc tố da bị biến mất hoàn toàn.
Các giải pháp điều trị tăng sắc tố da ở tay
Hiện nay, có nhiều phương pháp để điều trị tăng sắc tố da ở tay bằng nguyên liệu tự nhiên, kem bôi da và cả sử dụng công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, bạn không nên tự điều trị mà nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.
Sử dụng kem bôi da
Khi chọn loại kem bôi da có tác dụng làm mờ các vết nám, thâm sạm trên da, bạn cần chú ý các thành phần chứa trong kem gồm acid kojic, acid azelaic, acid salicylic, vitamin C, vitamin E, retinol,… có tác dụng ức chế hiệu quả quá trình tăng sản xuất melanin, khắc phục tình trạng tăng sắc tố da.
Sử dụng công nghệ cao
Một số phương pháp điều trị tăng sắc tố da ở tay dùng công nghệ hiện đại đang được áp dụng hiện nay là:
- Peel da hóa học;
- Bắn tia laser để phá hủy những tế bào da bị tăng sắc tố, tái tạo da mới;
- Liệu pháp xung ánh sáng kích thích hình thành các sợi collagen trong lớp biểu bì;
- Mài mòn da để loại bỏ phần da tay bị tăng sắc tố;
- Truyền tế bào gốc, vi cấy collagen để tái tạo các tế bào bị tổn thương.
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên
Phương pháp điều trị tăng sắc tố da bằng các nguyên liệu tự nhiên, sẵn có mà bạn có thể tham khảo để cải thiện tình trạng tăng sắc tố da ở tay là:
- Dưa chuột giàu vitamin, chất chống oxy hóa, lại có hàm lượng nước cao, vừa cung cấp độ ẩm vừa cải thiện tình trạng tăng sắc tố da hiệu quả. Bạn chỉ cần cắt dưa chuột thành lát mỏng và đắp trực tiếp lên vùng da tay bị đổi màu.
- Chanh có chứa thành phần vitamin C, acid citric,… giúp làm mờ những vết thâm, sạm hiệu quả. Chỉ cần thoa nước cốt chanh trực tiếp lên vùng da bị đổi màu.
- Khoai tây chứa thành phần vitamin B6, vitamin C, các khoáng chất như kali, kẽm, photpho giúp loại bỏ tế bào da chết, tái tạo collagen và thay thế các lớp da bị sạm màu bằng tế bào da mới. Cắt mỏng khoai tây đắp lên phần da tay bị tăng sắc tố.
- Ngoài ra, để cải thiện tình trạng da tay tăng sắc tố, bạn cũng có thể sử dụng nghệ, mật ong, sữa chua, nha đam,…
Chống nắng cho da
Yếu tố quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bị sắc tố da ở tay là dùng kem chống nắng. Khi tìm loại kem chống nắng cho da, bạn cần lưu ý:
- Thành phần chính của kem chống nắng là oxit kẽm.
- Chỉ số SPF từ 30 đến 50.
- Bảo vệ da quang phổ rộng.
Bạn nên dùng kem chống nắng hàng ngày, đặc biệt dùng thường xuyên hơn nếu bạn đổ mồ hôi hoặc đi bơi; nếu tiếp xúc lâu với ánh nắng, thoa lại sau mỗi 2 giờ.
Mặc dù tăng sắc tố da ở tay hầu như không gây nguy hiểm nhưng nếu nguyên nhân gây tình trạng này là trường hợp bệnh lý, bạn cần phải đến bệnh viện được thăm khám và điều trị sớm nhằm tránh biến chứng.
Phương pháp phòng ngừa rối loạn sắc tố da
Để phòng ngừa rối loạn sắc tố da, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Thoa kem chống nắng và che chắn da mỗi khi ra ngoài để bảo vệ làn da của bạn.
– Khi sử dụng mỹ phẩm cần cẩn trọng lựa chọn những sản phẩm chất lượng và phù hợp với làn da của mình.
Bôi kem chống nắng để bảo vệ da
– Nếu có ý định sử dụng các loại thuốc tăng hoặc giảm sắc tố melanin cần nhờ đến sự tư vấn từ các chuyên gia.
– Nếu đang dùng thuốc điều trị mà thấy xuất hiện tình trạng tăng hay giảm sắc tố da thì cần liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cách xử trí.
– Tránh căng thẳng kéo dài để hạn chế nguy cơ tăng sắc tố da quá mức.
Để tìm hiểu thêm về rối loạn sắc tố da và có nhu cầu thăm khám các bệnh về da, mời quý khách hàng liên hệ đến Chuyên khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56.
Nám da (sạm da)
Nám da bao gồm các mảng tăng sắc tố có bờ không đều, màu nâu sẫm, gần đối xứng trên khuôn mặt (thường ở trán, thái dương, má, da môi trên hoặc mũi). Nó xảy ra chủ yếu ở phụ nữ có thai (nám da thai kỳ, hoặc khuôn mặt thai nghén) và ở phụ nữ dùng thuốc tránh thai đường uống Thuốc tránh thai uống Thuốc tránh thai uống (OC) là các hormone buồng trứng. Khi uống vào, chúng ức chế giải phóng hormone phóng thích gonadotropin (GnRH) bởi vùng dưới đồi, do đó ức chế sự phóng thích các hormone… đọc thêm . Mười phần trăm trường hợp xảy ra ở những phụ nữ không mang thai và những người đàn ông da sẫm màu. Nám da phổ biến hơn và kéo dài lâu hơn ở những người có làn da tối màu.
Vì nguy cơ mắc nám da tăng lên khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cơ chế này có thể liên quan đến sự sản xuất quá nhiều chất melanin bởi các tế bào sắc tố tăng hoạt động. Các yếu tố khác ngoài ánh sáng mặt trời, có thể làm nặng thêm bệnh bao gồm
-
Rối loạn tuyến giáp tự miễn
-
Thuốc tăng nhạy cảm ánh sáng
Ở phụ nữ, mức độ nám da sẽ giảm dần và không còn sau khi sinh con hoặc ngừng sử dụng hormone. Ở nam giới, da đen ít khi biến mất.
Cơ chế chính của việc kiểm soát nám là các chất bảo vệ da nghiêm ngặt khỏi ánh sáng. Bệnh nhân nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên, mặc quần áo bảo hộ và đội mũ, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Trong và sau khi điều trị, cần bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời nghiêm ngặt phải được duy trì. Vì hầu hết các loại kem chống nắng đều không chặn được ánh sáng nhìn thấy, nên bệnh nhân nên sử dụng kem chống nắng có màu (ví dụ: có chứa oxit kẽm hoặc titanium dioxit). Việc bổ sung chất chống oxy hóa vào kem chống nắng và các chất bảo vệ quang hỗ trợ uống như Polypodium leucotomas có thể tăng cường khả năng bảo vệ (1 Tài liệu tham khảo về nám Tăng sắc tố có nhiều nguyên nhân và có thể là cục bộ hoặc lan tỏa. Hầu hết các trường hợp là do sự gia tăng sản xuất và lắng đọng melanin. (Xem thêm Tổng quan về các bệnh sắc tố.) Tăng sắc tố… đọc thêm , 2 Tài liệu tham khảo về nám Tăng sắc tố có nhiều nguyên nhân và có thể là cục bộ hoặc lan tỏa. Hầu hết các trường hợp là do sự gia tăng sản xuất và lắng đọng melanin. (Xem thêm Tổng quan về các bệnh sắc tố.) Tăng sắc tố… đọc thêm ). Do có khả năng gây độc cho sức khỏe và môi trường, oxybenzone và benzophenone-3 thường không phải là loại kem chống nắng được ưa chuộng (3 Tài liệu tham khảo về nám Tăng sắc tố có nhiều nguyên nhân và có thể là cục bộ hoặc lan tỏa. Hầu hết các trường hợp là do sự gia tăng sản xuất và lắng đọng melanin. (Xem thêm Tổng quan về các bệnh sắc tố.) Tăng sắc tố… đọc thêm ).
Việc điều trị phụ thuộc vào việc sắc tố ở thượng bì hay trung bì; sắc tố thượng bì rõ hơn khi chiếu đen Wood Đèn Wood Các xét nghiệm chẩn đoán được chỉ ra khi nguyên nhân gây tổn thương da hoặc bệnh không rõ ràng từ tiền sử và khám lâm sàng đơn thuần. Bao gồm Test áp Sinh thiết Cạo da Khám dưới đèn Wood đọc thêm (365 nm) hoặc có thể được chẩn đoán bằng sinh thiết. Chỉ có sắc tố thượng bì đáp ứng với điều trị. Hầu hết các phương pháp điều trị nám da được sử dụng kết hợp chứ không phải riêng lẻ.
Liệu pháp ba thuốc tại chỗ là phương pháp điều trị bậc một thường hiệu quả và bao gồm
-
Hydroquinone 2 đến 4%
-
Tretinoin 0,05 đến 1%
-
Một loại corticosteroid từ nhóm V đến VII) ( xem Bảng: Liên quan đến lựa chọn mức độ mạnh của corticoid bôi tại chõ Liên quan đến lựa chọn mức độ mạnh của corticoid bôi tại chõ
)
Hydroquinone làm mất màu da bằng cách ngăn chặn quá trình oxy hóa enzym của tyrosine 3,4-dihydroxyphenylalanine (DOPA) và ức chế quá trình chuyển hóa tế bào melanocyte. Hydroquinone nên được thử ở vùng sau tai hoặc trên vùng da nhỏ ở cánh tay trong 1 tuần trước khi sử dụng trên mặt bởi vì nó có thể gây kích ứng hoặc phản ứng dị ứng. Tretinoin thúc đẩy tăng sinh tế bào sừng và có thể làm tróc da có chứa sắc tố thượng bì. Corticosteroid giúp ngăn chặn sự tổng hợp và bài tiết melanin. Hai công nghệ hứa hẹn đang được thử nghiệm kết hợp với liệu pháp ba thuốc là Q-switched Nd:YAG (1064 nm) và tái tạo bề mặt phân đoạn.
Nếu không có liệu pháp bôi ba lần, có thể cân nhắc bôi hydroquinone 3% đến 4% 2 lần/ngày trong tối đa 8 tuần (sử dụng liên tục lâu dài về mặt lý thuyết có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng đồng màu ngoại sinh, một dạng tăng sắc tố vĩnh viễn); hydroquinone 2% rất hữu ích khi dùng duy trì.
Kem axit azelaic 15 đến 20%, có thể được sử dụng thay cho hydroquinone và/hoặc tretinoin. Axit Azelaic là một chất ức chế tyrosinase làm giảm sản sinh melanin. Ngoài ra, axit kojic tại chỗ đã được sử dụng ngày càng nhiều; nó là một chất chelating ngăn chặn sự chuyển đổi tyrosine thành melanin.
Trong thời kỳ mang thai, kem azelaic axit 15 đến 20% và tẩy da chết hóa học với axit glycolic là an toàn để sử dụng. Hydroquinone và tretinoin không an toàn khi sử dụng.
Lựa chọn điều trị thứ hai cho những bệnh nhân bị nám da nặng không đáp ứng với thuốc tẩy tại chỗ bao gồm lột bằng hóa chất với axit glycolic hoặc axit trichloro 30% đến 50%. Các phương pháp điều trị bằng laser đã được sử dụng, nhưng chưa có phương pháp điều trị chuẩn nào.
Liệu pháp đường uống đã được nghiên cứu. Một nghiên cứu chọn ngẫu nhiên đã cho thấy cải thiện với axit tranexamic uống ở những bệnh nhân bị nám từ trung bình đến nặng (4 Tài liệu tham khảo về nám Tăng sắc tố có nhiều nguyên nhân và có thể là cục bộ hoặc lan tỏa. Hầu hết các trường hợp là do sự gia tăng sản xuất và lắng đọng melanin. (Xem thêm Tổng quan về các bệnh sắc tố.) Tăng sắc tố… đọc thêm ).
Tài liệu tham khảo về nám
-
1. Goh CL, Chuah SY, Tien S, et al: Double-blind, placebo-controlled trial to evaluate the effectiveness of Polypodium leucotomos extract in the treatment of melasma in Asian skin: A pilot study. J Clin Aesthet Dermatol 11(3):14-19, 2018. Xuất bản điện tử ngày 1 tháng 3 năm 2018. PMID: 29606995; PMCID: PMC5868779
-
2. Lim HW, Kohli I, Ruvolo E, et al: Impact of visible light on skin health: The role of antioxidants and free radical quenchers in skin protection. J Am Acad Dermatol 86(3S):S27-S37, 2022. doi: 10.1016/j.jaad.2021.12.024
-
3. DiNardo JC, Downs CA: Dermatological and environmental toxicological impact of the sunscreen ingredient oxybenzone/benzophenone-3. J Cosmet Dermatol 17(1):15-19. doi: 10.1111/jocd.12449
-
4. Del Rosario E, Florez-Pollack S, Zapata L Jr, et al: Randomized, placebo-controlled, double-blind study of oral tranexamic acid in the treatment of moderate-to-severe melasma. J Am Acad Dermatol 78(2):363-369, 2018. doi: 10.1016/j.jaad.2017.09.053
Tăng sắc tố da có nguy hiểm không?
Tăng sắc tố da không có hại đến sức khỏe của bạn. Và nó thường không phải là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng.
Trong một số trường hợp, các vùng sậm màu sẽ tự mờ đi khi bạn chống nắng tốt cho da. Nếu bị tăng sắc tố ở mức độ nặng hơn, bạn cần phải áp dụng các phương pháp điều trị. Các đốm nâu sẽ không thể biến mất hoàn toàn, ngay cả khi được điều trị.
Có thể điều trị được hội chứng rối loạn sắc tố da tay hay không?
Giống như bất kỳ bệnh lý nào khác trên cơ thể, khả năng hồi phục được quyết định bởi nguyên nhân hình thành, phương pháp điều trị, cơ địa người bệnh và rất nhiều yếu tố khác. Bởi vậy nếu chưa được kiểm tra một cách cẩn thận thật khó để chúng tôi trả lời bạn có thể điều trị khỏi rối loạn sắc tố hay không. Tuy nhiên, có một số cơ sở để xác định khả năng phục hồi của da tay sau khi điều trị chuyên khoa cho hội chứng rối loạn sắc tố.
Điều trị rối loạn sắc tố da ở tay được không?
Theo đó, việc tìm kiếm phương pháp trị liệu và phục hồi da khi bị tăng sắc tố thường cao hơn so với tình trạng suy giảm. Da bị tăng sắc tố chủ yếu do môi trường sống, khí hậu, ánh nắng và các tác nhân khác. Do đó, chúng ta có thể chủ động ngăn chặn sớm để giảm thiểu khả năng phát triển lâu dài. Việc điều trị cũng dễ dàng hơn nhờ thành quả của công nghệ hiện đại. Các phương pháp điều trị nám, tàn nhang, đồi mồi có thể được ứng dụng để loại bỏ các vùng da tay bị tăng sắc tố quá mức. Chẳng hạn như phương pháp bắn laser, tiêm hoạt chất ức chế hay truyền tế bào gốc… Mỗi phương pháp có những ưu điểm riêng nhưng chúng tôi khuyến khích bạn lựa chọn những liệu trình không xâm lấn để rút ngắn thời gian phục hồi.
Điều trị các hội chứng giảm sắc tố thường khó khăn hơn. Bởi điều đó đồng nghĩa với việc phải tìm ra cách kích hoạt quá trình tổng hợp sắc tố một cách tự nhiên. Trong khi đó phương án này chỉ khả quan khi da bị giảm sắc tố mức độ nhẹ, vùng da bị tổn thương không quá lớn. Đối với những bạn bị rối loạn sắc tố nặng như bạch biến hoặc sẹo trắng thì việc hồi phục hoàn toàn là điều không thể. Trường hợp da bị giảm sắc tố bẩm sinh như bạch tạng thì hiện nay khoa học hiện đại vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị nào khả quan. Do đó, nên xem xét mức độ tổn thương sắc tố trên da để có phương án điều trị phù hợp nhất.
Một số phương pháp trị liệu rối loạn sắc tố da ở tay phổ biến như sau:
- Phương pháp peel da hóa học sử dụng các hoạt chất đặc biệt nhằm loại bỏ đi lớp da chứa nhiều tế bào chết phía ngoài. Thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ không những giúp cải thiện sắc tố mà còn mang đến làn da mịn màng, trắng trẻo và mềm mịn hơn.
- Sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da cũng tương đối phổ biến. Những loại kem bôi này chứa những thành phần đặc hữu như Axit Kojic, Axit Azelaic… Công dung chính là ức chế quá trình tổng hợp melanin quá mức, làm giảm sắc tố ở những khu vực da tối màu bất thường.
- Điều trị rối loạn sắc tố bằng laser: Đây là phương pháp cực kỳ phổ biến được nhiều người áp dụng. Quá trình bắn laser đưa các luồng sáng có bước sóng phù hợp tiếp cận và phân hủy những tế bào có sắc tố bất thường. Từ đó kích thích quá trình tự chữa lành của cơ thể giúp da non sau khi lành vết thương đều màu và ít khuyết điểm hơn.
- Các phương pháp trị liệu không xâm lấn công nghệ cao: Những giải pháp điều trị rối loạn sắc tố như truyền tế bào gốc hay vi cấy collagen giúp đẩy nhanh cơ chế tự phục hồi mà không cần đến sự can thiệp của dao kéo. Quá trình này giúp những tế bào bị tổn thương được cấu trúc lại một cách toàn diện, nhanh chóng và an toàn. Điều trị công nghệ cao không xâm lấn phù hợp với nhiều đối tượng bao gồm các trường hợp bị rối loạn tăng sắc tố nặng.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp những thắc mắc về hiện tượng rối loạn sắc tố da ở tay. Mặc dù đây là một bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng các chuyên gia khuyến khích việc điều trị sớm ngay khi xuất hiện. Điều đó giúp hạn chế các nếp nhăn, đốm đậm và lưu giữ sự mịn màng cho làn da. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến nguyên nhân, cách điều trị vui lòng liên hệ Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay hôm nay bởi các chuyên gia da liễu đến từ Hàn Quốc!
Xem thêm các chủ đề chăm sóc da liên quan:
Peel da là gì? Những lưu ý khi thực hiện để có kết quả tốt nhất?
Da nhạy cảm có nên sử dụng nước tẩy trang hay không?
Da mỏng nổi mạch máu: Nguyên nhân & Cách điều trị
Tin tức
Rối loạn sắc tố da và cách điều trị hiệu quả
- 12/01/2023 | Tẩy da chết body và một số điều nên biết khi thực hiện tại nhà
- 13/01/2023 | Viêm da mủ hoại thư và cách điều trị hiệu quả
- 02/02/2023 | Có nên dưỡng ẩm cho da dầu mụn không? Dưỡng ẩm thế nào cho đúng?
Một số yếu tố liên quan đến đốm đen trên da của khuôn mặt
4.Đốm đen liên quan đến ánh nắng mặt trời và tuổi tác
Tia cực tím UV có thể xuyên qua lớp biểu bì da và kích thích tế bào sắc tố da (melanocytes). Khi đó, một số melanocytes liên tục bị phá vỡ và bắt đầu tiết ra một lượng lớn melanin. Các đốm xuất hiện trên da khuôn mặt khi sản xuất melanin tăng lên một cách bất thường và số lượng melanin được sản xuất quá mức được phân bố đều trên bề mặt da. Chính vì vậy, điều này đã làm cho sắc tố melanin tích lũy đến một số lượng nhất định và hình thành các đốm nâu trên da.
Phơi nắng quá mức (quá mạnh hoặc quá lâu) trong một thời gian kéo dài, sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc sản xuất quá nhiều melanin. Khi đó, sẽ gây nên sự xuất hiện các đốm sắc tố hoặc nốt ruồi (các đốm nhỏ, tròn và phẳng có kích thước khác nhau). Đây chính là là lý do giải thích tại sao những người làm việc ngoài trời (những người trong ngành hàng hải, công nhân xây dựng,…) có xu hướng phát triển những đốm đen này ở trên da sớm hơn những người làm ngành nghề khác.
Hơn nữa, nguy cơ tăng sắc tố sẽ tăng lên khi xuất hiện lão hóa tế bào và thường ảnh hưởng đến các khu vực tiếp xúc nhiều nhất với ánh nắng mặt trời theo thời gian (mặt, cổ, tay, …). Ánh nắng mặt trời và tuổi tác là nguyên nhân chính của việc gây ra các đốm sắc tố trên vùng da tiếp xúc trực tiếp. Những đốm đen trên da này còn được gọi là tàn nhang, đồi mồi.
4.Đốm đen liên quan đến thay đổi nội tiết tố và sử dụng thuốc tránh thai
Thay đổi nội tiết tố khi mang thai hoặc khi uống thuốc tránh thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng sắc tố.
Ở phụ nữ có mái tóc nâu (có làn da xỉn, mờ), sự thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến sự xuất hiện của mảng da màu nâu trên mặt gọi là “nám” hoặc “mặt nạ thai kỳ”. Những mảng da tối màu này sẽ xuất hiện rõ rệt hơn vào mùa hè. Đồng thời, màu sắc của chúng thay đổi và tối đi hơn khi bị tác động trực tiếp bởi bức xạ cực tím của ánh nắng mặt trời.
Sự thay đổi sắc tố này xuất hiện đột ngột và phổ biến ở phụ nữ mang thai nhưng tình trạng này sẽ giảm hoặc biến mất hoàn toàn sau khi sinh con. Lúc này, hormone nội tiết tố đã lấy lại cân bằng và hoạt động trở lại bình thường (ví dụ sau khi sinh con). Tuy nhiên, vẫn có thể có một số sắc tố còn sót lại có thể tồn tại trong vài tháng hoặc vài năm nữa.
Trong một số trường hợp nhất định, “mặt nạ thai kỳ” của những người Hồi giáo đôi khi xuất hiện ngay cả khi một người không mang thai hoặc uống thuốc tránh thai.
4.Đốm đen liên kết với các chất quan độc và tổn thương da
Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, một số yếu tố như: nước hoa và thuốc, có thể khiến các đốm nâu xuất hiện bởi các phản ứng quang hóa.
Hơn nữa, da bị tổn thương hoặc bị sẹo (hậu quả của bỏng, cháy nắng, quá trình viêm, đặc biệt là do mụn trứng cá) có khả năng phát triển các sắc tố dễ dàng hơn nếu tiếp xúc với tia UV.
Nguyên nhân gây sắc tố da ở tay
Nguyên nhân phổ biến của chứng bị sắc tố da ở tay là do sản xuất dư thừa melanin. Melanin là một sắc tố mang lại màu sắc cho da. Nó được sản xuất bởi các tế bào biểu bì tạo hắc tố. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất melanin trong cơ thể bạn, bao gồm:
- Một số loại thuốc có thể gây tăng sắc tố. Ngoài ra, tác dụng phụ của những loại thuốc hóa trị có thể gây ra chứng tăng sắc tố da.
- Mang thai làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Từ đó có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất melanin của da, dẫn đến gây nám da.
- Bệnh Addison – một bệnh nội tiết hiếm gặp – có thể tạo ra chứng tăng sắc tố da.
- Vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như mặt, cổ và bàn tay.
- Vùng thường bị ma sát, chẳng hạn như khuỷu tay và đầu gối.
Keywords searched by users: nhiễm sắc tố da tay
Categories: Phát hiện thấy 51 Nhiễm Sắc Tố Da Tay
See more here: sixsensesspa.vn
See more: https://sixsensesspa.vn/tin-tuc-lam-dep